"Quỹ dữ" Apophis sẽ chạm mặt Trái đất năm 2068?
Tiểu hành tinh 99942 Apophis sẽ bay ngang Trái đất vào năm 2029 và 2036, nhưng nó có thể sẽ đâm vào hành tinh xanh vào năm 2068, RIA Novosti ngày 25/2 dẫn nghiên cứu đăng trên trang web của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).
>>> Những vị khách không mời trên bầu trời
Khả năng tấn công của Apophis vào Trái đất tương đối thấp, tuy nhiên viễn cảnh tàn phá này hoàn toàn có thể xảy ra với xác suất 2,3 trên 1 triệu vào năm 2068.
Tiểu hành tinh Apophis nhiều khả năng sẽ tấn công Trái đất vào năm 2068 - (Ảnh: NASA)
Vào sáng 10/1, tiểu hành tinh Apophis - được đặt theo tên một vị thần độc ác của thần thoại Ai Cập - đã lướt ngang Trái đất với khoảng cách chỉ vào khoảng 14 triệu km.
Khi được phát hiện vào tháng 12/2004, Apophis với bề ngang đến 325m đã khiến cho giới thiên văn học đặc biệt quan tâm về khả năng tấn công Trái đất của nó.
Ban đầu, nó được cho là đâm vào bề mặt hành tinh xanh vào khoảng tháng 4/2029, tuy nhiên sau đó, xác suất xảy ra vụ va chạm này đã được kéo xuống mức hầu như không thể xảy ra.
Sau đó, khả năng xảy ra va chạm vào năm 2036 cũng được các chuyên gia NASA xóa bỏ với xác suất va chạm xuống thấp hơn ngưỡng 1 trên 1 triệu.
Tuy nhiên, việc bay đến quá gần với Trái đất trong năm 2029 sẽ khiến Apophis bị lực hấp dẫn của Trái đất làm lệch quỹ đạo và đến lần tiếp cận năm 2068, khả năng va chạm là có thể xảy ra.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ
Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.
