Quy trình sơ cứu vết thương mạch máu do tôn cắt, hoặt vật nhọn cứa
Chiều 26/9, tổ chức hướng dẫn các bước sơ cứu vết thương cắt vào mạch máu tại bệnh viên Bạch Mai, Hà Nội. TS.BS Dương Đức Hùng (Trưởng đơn vị Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực – Viện Tim mạch Quốc gia) khẳng định quy trình sơ cứu rất đơn giản, ai cũng làm được, nâng cao khả năng sống sót cho nạn nhân như trong 2 vụ tai nạn thương tâm vừa xảy ra khi vết thương do miếng tôn cắt vào thân thể...
Trên người có các mạch máu chính khi bị vật sắc nhọn cắt vào có thể gây xuất huyết ồ ạt dẫn đến tử vong như: động mạch ở cánh tay, động mạch đùi...
Đặc biệt nguy hiểm khi vết thương cắt vào động mạch cảnh nơi cổ vì đây là động mạch cung cấp máu lên não và nằm gần đường thở...
Dụng cụ để sơ cứu ban đầu rất đơn giản. Đó là những cành cây bên đường, chiếc thước kẻ...
....hay đơn giản là chiếc bút bi.
Chiếc áo của nạn nhân hoặc của người khác khi xé ra vừa có thể tạo thành dây cuốn để làm garo hay dùng thay băng, gạc để bịt miệng vết thương. "Mọi người hay nghĩ sai lầm là cần phải có thiết bị chuyên dụng. Trong khi sơ cứu có thể sử dụng tất cả vật dụng xung quanh mà vẫn có hiệu quả", TS.BS Dương Đức Hùng phân tích.
Người bị nạn nên dùng ngay tay để bịt miệng vết thương.
Người bị nạn có thể tự sơ cứu vết thương nếu bị xuất huyết chưa nhiều. Đơn giản nhất là dùng băng, gạc (hoặc xé, cuộn từ áo) bịt miệng vết thương, buộc thật chặt đến lúc không thấy chảy máu nữa thì thôi. Sau đó đến cơ sở y tế gần nhất để các y tá, bác sĩ xử lý vết thương.
Nếu trong trường hợp sau khi bịt miệng vết thương bằng băng gạc mà không giảm được tình trạng chảy máu thì tiến hành buộc garo phía trên vết thương. Có thể dùng dây xé từ áo, buộc tròn quanh phía trên vết thương. Sau đó dùng bút bi, thước kẻ hoạc cành cây đút chéo qua vòng vừa buộc rồi xoắn quanh, đến lúc nào vết thương ngừng chảy máu thì thôi và đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất...
Đối với vết thương ở cổ. Do động mạch cảnh nằm sát đường thở nên đầu tiên lấy băng gạc bịt miệng vết thương. Để tránh khi buộc ảnh hưởng đến đường thở, khiến người bị nạn không thở được có thể dùng cành cây, hoặc vật dụng có hình dáng tương tự đặt như trong ảnh...
Rồi dùng dây buộc qua cổ như trong ảnh. Như thế sẽ giúp bịt miệng vết thương, hạn chế xuất huyết mà vẫn không ảnh hưởng đến đường thở của người bị nạn.
Nếu không có vật dụng như cành cây, có thể dùng chính tay của người bị nạn đặt qua đầu rồi buộc cố định như trong hình. Sau đó phải đưa người bị nạn đến ngay cơ sở y tế gần nhất. "Lúc đó cơ sở y tế gần nhất nào cũng được, không quan trọng trạm y tế hay bệnh viện to hay nhỏ. Thời gian càng nhanh càng tốt", TS.BS Dương Đức Hùng nhấn mạnh.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.
