Ra mắt cá robot in 3D có thể phối hợp bơi theo bầy

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard ra mắt mẫu cá robot có thể phối hợp chuyển động mà không cần bất kỳ điều khiển nào từ bên ngoài.

Các đàn cá thường có chuyển động đồng bộ và phức tạp, giúp chúng tìm kiếm thức ăn, di cư và trốn tránh kẻ săn mồi. Không có bất kỳ con đầu đàn hay một nhóm nào điều phối hành vi này, và các cá thể trong đàn cũng không trao đổi với nhau về những gì cần làm tiếp theo. Các nhà khoa học cho biết hành vi tập thể của cá xuất phát từ sự phối hợp ngầm mà trong đó, mỗi con đưa ra quyết định dựa trên những gì chúng thấy từ đồng loại xung quanh.


Cá robot trình diễn bơi theo đàn trong bể nước. (Video: Đại học Harvard).

Lấy cảm hứng từ điều này, các nhà nghiên cứu từ Viện Wyss và Trường Kỹ thuật, Khoa học Ứng dụng John A. Paulson (SEAS) thuộc Đại học Harvard của Mỹ đã phát triển một mẫu cá robot in 3D có khả năng điều phối chuyển động dưới nước theo nhóm dựa trên "thị giác" mà không cần bất kỳ sự điều khiển nào từ bên ngoài.

Mỗi robot - mang tên Bluebot - được trang bị hai camera (mắt cá) và ba đèn LED màu xanh lam. Các mắt camera này sử dụng thuật toán có thể tùy chỉnh để xác định khoảng cách và hướng di chuyển của những robot khác trong bể nước.

Bluebot được lấy cảm hứng thiết kế từ loài cá đuôi gai xanh sinh sống tại các rạn san hô ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Mỗi robot chỉ dài khoảng 10cm và bơi bằng cách vỗ vây thay vì sử dụng chân vịt. Điều này cho phép cải thiện khả năng cơ động của chúng so với các thiết bị không người lái dưới nước khác.

Ra mắt cá robot in 3D có thể phối hợp bơi theo bầy
Thiết kế của Bluebot lấy cảm hứng từ loài cá đuôi gai xanh. (Ảnh: CFP).

"Nó chắc chắn hữu ích cho các ứng dụng trong tương lai như thám hiểm đại dương hay tìm kiếm, cứu nạn", tác giả chính của nghiên cứu Florian Berlinger từ SEAS nhấn mạnh trong bài đăng trên tạp chí Science Robotics hôm 13/1. Các ứng dụng khác có thể bao gồm giám sát môi trường và kiểm tra cơ sở hạ tầng.

Hầu hết hệ thống robot dưới nước hiện nay dựa vào từng robot riêng lẻ giao tiếp với nhau qua radio và định vị GPS. Hệ thống mới đã tiến gần hơn đến việc bắt chước hành vi tự nhiên phức tạp của cá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cảm biến sinh học phát hiện virus trong hàu biển

Cảm biến sinh học phát hiện virus trong hàu biển

Cảm biến phát hiện virus chính xác 99%, được TS Nguyễn Phan Thắng và cộng sự đang phát triển thành thiết bị cầm tay, sớm đưa ra thị trường.

Đăng ngày: 15/01/2021
Tàu viên đạn có thể vận hành trong thời tiết -40 độ C

Tàu viên đạn có thể vận hành trong thời tiết -40 độ C

Mẫu tàu viên đạn mới được thiết kế để tránh hiện tượng đông cứng phanh khi dừng lại lâu tại các thành phố cực lạnh như Cáp Nhĩ Tân.

Đăng ngày: 13/01/2021
Tìm ra cách biến bột than thô thành than chì nano giá trị cao qua lò vi sóng

Tìm ra cách biến bột than thô thành than chì nano giá trị cao qua lò vi sóng

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học tại Đại học Wyoming (UW), Mỹ, đã tạo ra môi trường trong lò vi sóng để chuyển đổi thành công bột than thô thành than chì nano.

Đăng ngày: 12/01/2021
Arab Saudi xây thành phố

Arab Saudi xây thành phố "không ôtô" hàng trăm tỷ USD

Thái tử Mohammed bin Salman hôm 10/1 công bố kế hoạch xây dựng thành phố triệu dân không phát thải carbon mang tên " The Line".

Đăng ngày: 12/01/2021
Robot băng giúp khám phá các hành tinh lạnh

Robot băng giúp khám phá các hành tinh lạnh

Các nhà khoa học phát triển mẫu robot làm bằng băng với khả năng tự sửa chữa và di chuyển trong môi trường lạnh giá.

Đăng ngày: 11/01/2021
Phát triển vật liệu nano biến đổi hình dạng

Phát triển vật liệu nano biến đổi hình dạng

Đại học Emory của Mỹ chế tạo vật liệu nano mới có thể biến đổi hình dạng có kiểm soát, cho thấy nhiều tiềm năng ứng dụng trong y sinh.

Đăng ngày: 10/01/2021
Chế tạo thành công

Chế tạo thành công "pin không khí kẽm" có thể sạc lại, mở ra tương lai thay thế pin lithium

Kẽm rất rẻ và dồi dào, do đó công nghệ pin mới này có thể là giải pháp rất tốt cho môi trường và hệ thống lưới điện tương lai.

Đăng ngày: 09/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News