Ra mắt rượu vodka ngâm với thiên thạch ngoài hành tinh

Công ty Pegasus Distillerie giới thiệu Shooting Star Vodka, một loại rượu vodka ngâm chiết với thiên thạch chondrite nguyên bản.

Thu thập vào năm 1977 ở Nebraska, các chuyên gia cho rằng thiên thạch tên Huntsman (b) nặng 10,2kg đến Trái đất vào năm 1910. Một thiên thạch khác cùng thành phần cấu tạo được tìm thấy cách đó khoảng 4,8 km, khiến giới thiên văn học đặt giả thuyết cả hai mẫu vật thuộc về khối đá lớn hơn vỡ ra khi bay qua khí quyển.

Ra mắt rượu vodka ngâm với thiên thạch ngoài hành tinh
Rượu vodka của Pegasus dùng thiên thạch để ngâm chiết. (Ảnh: Pegasus Distillerie)

Thiên thạch Huntsman (b) tới tay nhà sáng lập Pegasus là Maxime Girardin thông qua một bên trung gian ở Arizona. Dù là người thừa kế trong gia đình sản xuất rượu lâu đời ở vùng Burgundy, Pháp, Girardin theo đuổi một hướng khác với công ty mới bằng cách thử nghiệm với nguyên liệu có nguồn gốc ngoài Trái đất.

Theo Popular Science, Shooting Star Vodka có một chút vị đắng xen lẫn với vị ngọt dù không chứa đường. Quá trình chưng cất của Pegasus dựa vào lúa mỳ và lúa mạch hữu cơ ở Pháp, nước tinh khiết thu thập từ một dòng sông ngầm chảy qua các lớp đá vôi ở độ sâu 150 m bên dưới nhà máy ở Burgundy của công ty. Sau khi sản xuất rượu vodka, công ty sẽ ngâm cùng với thiên thạch.

Đồ uống ngâm chiết có niên đại hàng nghìn năm và làm theo quá trình thẩm thấu tương đối đơn giản, trong đó rượu ngấm vào lớp vỏ ngoài của hợp chất ngâm, tạo ra một số đặc điểm hóa học chịu trách nhiệm đem lại mùi vị. Hoạt động ngâm chiết rượu hiếm khi sử dụng vật liệu khoáng chất như thiên thạch, nhưng nhiều chất hữu cơ trong đó có thể ảnh hưởng tới đặc điểm mùi vị của rượu như chai vodka Shooting Star.

Trong quá trình ngâm chiết kéo dài 18 tháng của Shooting Star, việc dùng vò hai quai giúp tăng cường mùi vị độc đáo của nó. Nhờ độ rỗng, những vò đất nung cho phép oxy thấm qua lớp ngoài, đóng vai trò liên kết giữa rượu vodka và khoáng chất thiên thạch hòa tan. Tuy nhiên, nhà sản xuất không thể loại trừ hệ quả ngoài ý muốn khi uống rượu làm từ thiên thạch tiếp xúc với bức xạ liên sao trong hàng tỷ năm. Tuy nhiên, độ phóng xạ thậm chí còn nhỏ hơn so với đảo bếp trong nhà.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc thử nghiệm tên lửa Trường Chinh-10 trong nỗ lực đổ bộ Mặt trăng

Trung Quốc thử nghiệm tên lửa Trường Chinh-10 trong nỗ lực đổ bộ Mặt trăng

Tên lửa Trường Chinh-10 vượt qua cuộc thử nghiệm hệ thống đẩy đầu tiên, trong nỗ lực đưa con người lên Mặt trăng vào năm 2030 của Trung Quốc.

Đăng ngày: 18/06/2024
Internet vệ tinh của Trung Quốc gây chú ý vì giống Starlink

Internet vệ tinh của Trung Quốc gây chú ý vì giống Starlink

Tuy có bề ngoài giống nhau, sản phẩm của Trung Quốc lại có là giá đắt hơn nhiều, khoảng 4.109 USD.

Đăng ngày: 17/06/2024
Hai năm nữa, người Trái đất

Hai năm nữa, người Trái đất "chạm đến" hành tinh thứ 9?

Hệ Mặt Trời có thể một lần nữa sở hữu hành tinh thứ 9 nhờ sự tham gia của một " chiến binh" mới từ Chile.

Đăng ngày: 17/06/2024
NASA, Boeing ấn định thời điểm mới đưa tàu Starliner về Trái đất

NASA, Boeing ấn định thời điểm mới đưa tàu Starliner về Trái đất

Ngày 14/6, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo tàu vũ trụ Starliner của Boeing sẽ rời Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và trở về Trái đất vào ngày 22/6.

Đăng ngày: 17/06/2024
Có bao nhiêu ngôi sao trong Dải Ngân hà chết đi mỗi năm?

Có bao nhiêu ngôi sao trong Dải Ngân hà chết đi mỗi năm?

Những ngôi sao liên tục sinh ra và chết đi. Trong Dải Ngân hà của chúng ta, có bao nhiêu ngôi sao đã chết đi mỗi năm?

Đăng ngày: 16/06/2024
Trung Quốc lần đầu tiên chọn phi hành gia dự bị từ Hong Kong và Macau

Trung Quốc lần đầu tiên chọn phi hành gia dự bị từ Hong Kong và Macau

10 phi hành gia dự bị đã được chọn cho Chương trình Không gian Có Người lái của Trung Quốc, bao gồm tám phi công vũ trụ và hai chuyên gia về tải trọng đến từ Hong Kong và Macau.

Đăng ngày: 14/06/2024
Xem cảnh sao Hỏa bị bão Mặt trời

Xem cảnh sao Hỏa bị bão Mặt trời "bắn phá"

Sao Hỏa đã phải hứng chịu những trận công phá mạnh mẽ từ Mặt trời. Quá trình này được ghi lại bởi các thiết bị khoa học của NASA trên bề mặt Hành tinh Đỏ.

Đăng ngày: 14/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News