Ra mắt tàu du lịch vũ trụ SpaceShipTwo
Với kế hoạch đưa hàng nghìn du khách lên vũ trụ, hôm qua, tỷ phú người Anh Richard Branson đã chính thức công bố tàu vũ trụ SpaceShipTwo trước báo giới và dự kiến chuyến bay đầu tiên sẽ bắt đầu vào năm 2011.
Hôm qua, tỷ phú người Anh Richard Branson, sáng lập viên tập đoàn Virgin Galactic, đã công bố tàu vũ trụ được thiết kế và chế tạo nhằm vận chuyển các khách du lịch. Dự án tàu vũ trụ du lịch là kết quả sự hợp tác giữa Virgin Galactic và kỹ sư trưởng hàng không vũ trụ người Mỹ nổi tiếng, Burt Rutan.
Tàu vũ trụ SpaceShipTwo của Richard Branson đã sẵn sàng đón khách du lịch.
Theo Richard Branson, những chuyến bay thương mại đầu tiên của hãng dự kiến bắt đầu từ năm 2011. Hiện đã có gần 300 khách hàng đăng ký và nộp 200.000 USD tiền vé một người.
Richard Branson cũng cho biết, ông cùng gia đình, bao gồm cả người cha 92 tuổi và kỹ sư trưởng Burt Rutan sẽ tham dự chuyến du lịch đầu tiên với chiếc tàu của hãng. Ngoài ra, chuyến bay đầu tiên còn có sự tham gia của nhà vật lý Stephen Hawking và nhà khoa học môi trường James Lovelock.
Thiết kế tàu SpaceShipTwo dựa trên mẫu thiết kế SpaceShipOne của Burt Rutan.
Năm 2004, mẫu thiết kế SpaceShipOne đã đoạt giải Ansari X Prize (một giải thưởng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ) và trở thành mẫu thiết kế tư nhân máy bay có người lái, có thể bay vào vũ trụ. Tàu SpaceShipTwo còn thành công hơn cả SpaceShipOne do nó được bổ sung các ô cửa sổ, cho phép du khách có thể ngắm nhìn không trung và trái đất.
Richard Branson trong khoang tàu SpaceShipTwo trong buổi giới thiệu với báo giới.
Cho đến thời điểm hiện nay, chỉ có những cá nhân được chính phủ tài trợ trọn gói hoặc những cá nhân siêu giầu có mới có cơ hội ngắm nhìn không gian và trái đất trên những con tàu vũ trụ của Nga.
Tàu vũ trụ SpaceShipTwo, có sức chứa 6 phi hành gia, được treo vào tàu vũ trụ mẹ, có tên "Kỵ binh trắng" và được tàu vũ trụ mẹ đưa lên độ cao 18.300m. Tại độ cao này, SpaceShipTwo được tách ra khỏi tàu mẹ, khởi động động cơ phản lực, lao vào không gian và đạt vận tốc lên tới 3.000km/h trong vòng 10 giây.
![]() |
Sau khi tách khỏi tàu mẹ, SpaceShipTwo lao vào vũ trụ với vận tốc 3.000km/h. Ảnh SpaceShipTwo đang bay thử nghiệm. |
Khi SpaceShipTwo đã vào trong không gian, khách du lịch có thể rời khỏi ghế ngồi và ngắm trái đất qua các ô cửa sổ. Ngoài ra, các du khách cũng được tận hưởng cảm giác không trọng lượng, trở thành những phi hành gia với màn di chuyển "bay" trong tàu vũ trụ.
Khi tàu quay trở về trái đất, khách du lịch sẽ quay trở về ghế ngồi và thắt dây an toàn.
Phát biểu tại đại bản doanh, nơi thiết kế và chế tạo SpaceShipTwo, tại Mojave Desert, bang California, Richard Branson nói: "Hôm nay là một ngày lịch sử. Tôi đã từng ước mơ một ngày nào đó tôi có cơ hội bước vào không gian kể từ ngày con người đặt chân lên Mặt trăng. Tôi cho rằng Nasa không bao giờ nghĩ rằng tôi và các bạn thích bay vào vũ trụ. Do đó, ngay từ nhiều năm trước tôi đã lên dây cót và cùng nhau xây dựng tàu vũ trụ của chúng tôi".

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
