Rác vũ trụ nặng hơn 6 tấn sắp rơi xuống trái đất
Một vệ tinh hỏng của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sắp rơi xuống trái đất và nhiều người lo ngại các mảnh vỡ của nó có thể gây nguy hiểm cho các khu dân cư.
>>> Tung lưới dọn rác trên vũ trụ
>>> “Quá tải” rác vũ trụ
Discovery đưa tin Vệ tinh Nghiên cứu Tầng thượng quyển của trái đất (UARS) của NASA sẽ rơi khỏi quỹ đạo của nó vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10. Vệ tinh này, có khối lượng 6 tấn, được một tàu con thoi đưa lên quỹ đạo vào tháng 9/1991 để đo ozone và các hóa chất khác trong bầu khí quyển trái đất. Sứ mệnh của nó kết thúc vào năm 2005.
Sau đó UARS trở thành một trong hơn 20 nghìn mảnh rác vũ trụ mà không lực Mỹ theo dõi. Trên thực tế, với đường kính thân vào khoảng 4,5m và khối lượng 5.850kg, nó là một trong những rác vũ trụ lớn nhất gần trái đất.
“Mặc dù UARS sẽ vỡ thành nhiều mảnh khi lao xuống trái đất, một số mảnh sẽ không cháy hết trong bầu khí quyển”, NASA thông báo.
Vệ tinh Nghiên cứu Tầng thượng quyển của trái đất ngừng hoạt
động từ năm 2005 và sắp lao xuống địa cầu. (Ảnh: Discovery)
NASA nhấn mạnh rằng những mảnh rác vũ trụ đã rơi trở lại địa cầu từ khi kỷ nguyên vũ trụ bắt đầu nửa thế kỷ trước, song người ta chưa tìm thấy bằng chứng nào cho thấy chúng gây nên thương vong cho người hay thiệt hại về tài sản.
“Còn quá sớm để nói chính xác khi nào UARS sẽ rơi và khu vực nào sẽ chịu ảnh hưởng”, NASA tuyên bố.
Viện Khoa học quốc gia Mỹ cảnh báo lượng rác vũ trụ xung quanh trái đất đã đạt tới ngưỡng nguy hiểm và chúng có thể phá hoại vệ tinh nhân tạo, phi thuyền bất cứ lúc nào.
Rác vũ trụ là phi thuyền không còn hoạt động, vệ tinh nhân tạo cũ, tên lửa đã qua sử dụng hay mảnh vỡ từ các vụ va chạm vệ tinh nhân tạo. Chúng bay xung quanh trái đất với tốc độ có thể lên tới 28.163km/h. Với tốc độ đó, một mảnh rác nhỏ xíu cũng có thể làm hỏng phi thuyền.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
