Rắn chàm nôn ra rắn đuôi chuông còn sống

Con rắn chàm lớn cùng lúc nôn ra hai nạn nhân là rắn chuột và rắn đuôi chuông để tránh mắc nghẹn và chạy trốn do hoảng sợ khi thấy có người gần đó.

Khi các cán bộ động vật hoang dã ở bang Georgia bắt gặp đôi rắn dường như bất động do một con rắn khác lớn hơn nôn ra, họ rất bất ngờ trước những gì tìm thấy, theo Live Science đưa tin ngày 12/9. Nhưng tình huống trở nên kỳ quặc hơn khi một trong hai con rắn đó bất ngờ tỉnh lại và bỏ đi.

Rắn chàm nôn ra rắn đuôi chuông còn sống
Rắn chàm (bên phải) nôn ra rắn chuột (bên trái) và rắn đuôi chuông (ở giữa) nhỏ hơn. (Ảnh: DNR)

Kỹ thuật viên của Cơ quan Tài nguyên thiên nhiên Georgia (DNR) chứng kiến cảnh tượng hồi tháng 11/2023 trong lúc khảo sát rắn chàm miền đông (Drymarchon couperi) ở phía nam Georgia. Họ phát hiện con rắn chàm dài 1,2 m còn sống cùng hai con rắn khác gồm rắn chuột và rắn đuôi chuông lưng kim cương miền đông (Crotalus adamanteus). Cả hai rõ ràng đã bị rắn chàm nuốt chửng, sau đó nôn ra, theo đại diện DNR.

Con rắn chuột không sống sót sau khi bị ăn thịt, nhưng rắn đuôi chuông có dấu hiệu còn sống khoảng một giờ sau và dường như không bị ảnh hưởng bởi sự việc. Nó nằm phơi nắng thay vì ẩn náu trong bụi rậm. Nhóm chuyên gia động vật hoang dã nhanh chóng phát hiện bụng rắn đuôi chuông có một chỗ phình to, chứng tỏ nó mới nuốt một con chuột.

"Sự việc khác thường này không chỉ hé lộ khả năng đi săn ấn tượng của rắn chàm mà cả sức sống bền bỉ bất ngờ của rắn đuôi chuông", DNR chia sẻ.

Rắn ăn thịt rắn không phải hành vi mới và quy mô bữa ăn hầu như không phải trở ngại. Ví dụ, vào tháng 6/2022, một cư dân ở Georgia ghi hình rắn vua miền đông (Lampropeltis getula) chậm rãi nuốt chửng rắn đuôi chuông gỗ (Crotalus horridus) lớn hơn nhiều. Tuy nhiên, ăn thịt con mồi lớn cũng kéo theo nguy cơ như mắc nghẹn. Vào tháng 2/2022, một con rắn vương miện đá (Tantilla oolitica) ở Florida chết với xác rết mắc kẹt trong miệng.

Trong trường hợp mới nhất, rắn chàm có thể tìm cách tránh số phận tương tự khi nôn ra hai nạn nhân. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng nó tự nôn mồi để chạy trốn động vật ăn thịt hoặc căng thẳng bởi các chuyên gia động vật hoang dã ở gần đó.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những con gấu nâu xảo quyệt và đáng sợ như thế nào?

Những con gấu nâu xảo quyệt và đáng sợ như thế nào?

Gấu nâu, một loài thú ăn thịt lớn sinh sống ở Bắc Mỹ và Bắc Cực, có thể trông dễ thương và hiền lành, nhưng thực tế lại là một trong những loài săn mồi đáng gờm và xảo quyệt nhất.

Đăng ngày: 21/09/2024

"Cỗ xe thịt - Kẻ bảo vệ không ngờ của hệ sinh thái châu Phi

Lục địa châu Phi từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất của các loài động vật ăn thịt mạnh mẽ như sư tử, cá sấu sông Nile, hay loài rắn mamba đen chết chóc.

Đăng ngày: 21/09/2024
Tái diễn tình trạng cá heo nước ngọt Amazon tử vong vì hạn hán kỷ lục

Tái diễn tình trạng cá heo nước ngọt Amazon tử vong vì hạn hán kỷ lục

Tình trạng cá heo hồng quý hiếm tại lưu vực sông Amazon tử vong do hạn hán kỷ lục, cảnh báo về sự dễ bị tổn thương của loài động vật này

Đăng ngày: 21/09/2024
Loài vật nào tiến hóa nhanh nhất?

Loài vật nào tiến hóa nhanh nhất?

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất thằn lằn tuatara hay cá hoàng đế là động vật có xương sống tiến hóa nhanh nhất.

Đăng ngày: 20/09/2024
Cách thằn lằn nước thích nghi để sống sót trước kẻ săn mồi

Cách thằn lằn nước thích nghi để sống sót trước kẻ săn mồi

Cơ chế hô hấp kỳ lạ của loài thằn lằn này thực ra là cách để chúng sống sót trước những kẻ săn mồi khát máu.

Đăng ngày: 20/09/2024
Đàn cá nhảy lên mặt nước ở hồ Linh Đàm, Hà Nội: Dân tình hoang mang, chuyên gia lý giải bất ngờ!

Đàn cá nhảy lên mặt nước ở hồ Linh Đàm, Hà Nội: Dân tình hoang mang, chuyên gia lý giải bất ngờ!

Có người lý giải rằng vì thiếu oxy nên cá phải nhảy lên tìm oxy.

Đăng ngày: 20/09/2024
Bộ não của chó có thể

Bộ não của chó có thể "đồng bộ" với chúng ta khi chúng ta nhìn vào mắt chúng!

Một nghiên cứu mới đây từ Trung Quốc đã mang lại câu trả lời bất ngờ: não bộ của con người và chó có thể đồng bộ hóa hoạt động thần kinh khi tương tác với nhau.

Đăng ngày: 19/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News