Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.
Rắn lục cườm (tên khoa học là Protobothrops mucrosquamatus) và rắn chàm quạp (tên khoa học là Calloselasma rhodostoma) đều là hai loại rắn lục nguy hiểm sinh sống ở nước ta. Chúng có ngoại hình khá giống nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn.
Theo bạn thì đâu là rắn lục cườm, đâu là rắn chàm quạp?
Mặc dù cả hai đều nằm trong họ rắn lục Viperidae nhưng chúng lại thuộc hai phân họ và hai giống (genus) khác nhau. Trên thực tế, cả hai đều có những đặc điểm riêng biệt về hình thái và giải phẫu mà những ai làm công việc nghiên cứu đều có thể phân biệt dễ dàng.
Tuy nhiên đối với đa số mọi người thì chúng lại "na ná" nhau, vậy bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn độc giả có thể dễ dàng nhận dạng chúng nếu vô tình gặp phải. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua các hình ảnh sau.
Hai loài rắn có ngoại hình khá giống nhau. (Ảnh: VNherps)
1. Để nhận dạng các loài rắn thì vị trí địa lý là một yếu tố vô cùng quan trọng. Cả hai loài rắn trên đều sống ở môi trường khá tách biệt nhau nên việc tìm thấy con rắn ở đâu có thể giúp chúng ta nhận dạng chính xác hơn.
Cụ thể, rắn lục cườm phân bố từ phía Bắc vào tới tỉnh Lâm Đồng, trong khi rắn chàm quạp lại được tìm thấy ở phía Nam ra tận Gia Lai. Phần giao thoa của chúng khá nhỏ, khu vực các tỉnh từ Lâm Đồng tới Gia Lai nên nếu tìm thấy chúng ở đây thì chúng ta cần xét thêm các yếu tố sau.
Hoa văn trên lưng của hai loài rắn rất khác nhau. (Ảnh: Vnherps)
2. Rắn lục cườm về cơ bản dài đòn hơn, đuôi cũng thon thả hơn và đặc biệt hoa văn của chúng nhìn cũng dày đặc, không theo quy tắc hơn rắn chàm quạp. Ngoài ra, hoa văn của rắn chàm quạp có dạng tam giác như hai cánh bướm hay chứ X đối xứng nhau.
Tiếp đến là sự khác biệt về phần vảy đầu, rắn lục cườm ở đầu là vảy dạng hạt nhỏ (đây là một điểm đặc trưng cho đa số rắn lục), trong khi đó rắn chàm quạp lại có vảy dạng tấm như các loài rắn nước.
Vảy đầu của rắn chàm quạp lớn hơn rắn lục cườm. (Ảnh: Vnherps)
Chúng ta cũng có thể nhận dạng bằng cách nhìn vào phần dải màu chạy phía sau khóe mắt của con rắn. Hai bên đầu rắn lục cườm sẽ có một dải đen đậm, còn rắn chàm quạp thì có một dải sáng với mặt phía má chỉ đậm hơn chút.
Phần mũi của rắn lục cườm cũng khá tù trong khi rắn chàm quạp lại nhô hẳn ra. Trên đây là một số cách phân biệt nhanh 2 loài rắn này. Cả hai đều là rắn độc dễ gây hoại tử nếu bị cắn nên cần thận trọng khi tiếp xúc.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.
