Rắn độc bị bắt vẫn ngóc đầu tấn công người

Khi bị thả vào túi, rắn nâu phương đông bất ngờ rướn lên khiến chuyên gia bắt rắn vội thả tay.

Chuyên gia bắt rắn Stuart McKenzie gặp sự cố trong lúc khống chế rắn nâu phương đông ở một ngôi nhà tại Queensland, Australia, UPI hôm 12/12 đưa tin. Trước đó, McKenzie truy đuổi và tóm được đuôi con rắn. Anh cẩn thận giơ lên cao, giữ khoảng cách và chuẩn bị thả nó vào túi. Tuy nhiên, con vật đột ngột phản kháng khiến McKenzie phải lập tức buông tay.

Rắn độc bị bắt vẫn ngóc đầu tấn công người
Rắn nâu nhanh chóng chạy trốn và McKenzie phải đi tìm lại.

"Khi tôi cho rắn nâu vào túi, nó bỗng rướn lên phía trước. Tôi không phản ứng kịp và thả nó ra. Thay vì rơi xuống chiếc túi, con vật mắc lại trên mép và tay cầm. Tôi lập tức buông chiếc túi xuống vì con rắn ở quá gần tay mình", McKenzie cho biết.

Rắn nâu nhanh chóng chạy trốn và McKenzie phải đi tìm lại. Khoảng 20 phút sau, anh phát hiện nó ẩn náu trong một chiếc thùng carton. Lần này, anh khống chế rồi đặt nó vào trong túi mà không gặp bất cứ trục trặc nào.

Rắn nâu phương đông (tên khoa học Pseudonaja textilis) được coi là loài rắn độc thứ hai trên thế giới. Chúng là sinh vật bản địa tại Australia và Papua New Guinea. Nọc độc của rắn nâu phương đông có thể gây tiêu chảy, chóng mặt, co giật, tê liệt hay ngưng tim. Thậm chí, trong một số trường hợp, nếu không được điều trị kịp thời, vết cắn của chúng có khả năng làm chết người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàng triệu năm nữa, người đời sau sẽ hiểu rằng Trái đất đang bị thống trị bởi... loài gà

Hàng triệu năm nữa, người đời sau sẽ hiểu rằng Trái đất đang bị thống trị bởi... loài gà

Các bằng chứng hóa thạch là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất để chúng ta hiểu được những gì đã xảy ra trong quá khứ.

Đăng ngày: 14/12/2018
Vì sao tắc kè chạy được trên nước?

Vì sao tắc kè chạy được trên nước?

Một số loài động vật trở thành "ngôi sao" trong thế giới của chúng nhờ khả năng đi được cả trên đất liền và trên mặt nước, ví dụ như nhện, gọng vó, tắc kè hoặc loài thằn lằn nói chung.

Đăng ngày: 14/12/2018
Ếch đực sống ở thành phố

Ếch đực sống ở thành phố "tán gái" giỏi hơn ếch vùng quê

Bạn thường bị người khác "hớp hồn" bởi những yếu tố gì? Tính cách, xài điện thoại đắt tiền, vẻ đẹp bên ngoài hay nơi mà người ấy sống?

Đăng ngày: 14/12/2018
Cả gan trêu đùa hổ dữ, chó Dogo nhận kết cục bi thảm

Cả gan trêu đùa hổ dữ, chó Dogo nhận kết cục bi thảm

Con chó Dogo Argentino không biết lượng sức đã tấn công cả một con hổ dữ. Khi bị dồn tới đường cùng, bản năng của một chúa tể sơn lâm trỗi dậy và con hổ đã hạ gục đối thủ trong một nốt nhạc.

Đăng ngày: 14/12/2018
“Tổ bí ẩn” của 1,5 triệu con chim cánh cụt con người chưa từng biết đến

“Tổ bí ẩn” của 1,5 triệu con chim cánh cụt con người chưa từng biết đến

Trong suốt 3.000 năm qua, một khu vực ở Nam Cực là nơi trú ngụ của 1,5 triệu con chim cánh cụt Adélie mà con người không hề biết.

Đăng ngày: 13/12/2018
Rắn vào đồn cảnh sát tìm người cắn và diễn biến ngộp thở

Rắn vào đồn cảnh sát tìm người cắn và diễn biến ngộp thở

Con rắn bỗng dưng mò vào đồn cảnh sát, tiến thẳng đến vị trí một người đàn ông đang ngồi ở phòng chờ.

Đăng ngày: 13/12/2018
Phát hiện loài

Phát hiện loài "cóc núi tiểu yêu tinh" tại Việt Nam

Loài cóc nhỏ với hai cặp sừng nhọn được phát hiện tại các khu rừng trên núi cao mù sương và đầy rêu của Lâm Đồng, Việt Nam.

Đăng ngày: 13/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News