Răng "nhạy cảm" - bệnh dễ gặp, chữa mệt
Không sâu răng và chịu khó vệ sinh răng miệng nhưng vẫn thấy đau buốt, nhất là khi chạm răng vào kem lạnh hoặc các chất chua.
Triệu chứng này thường gặp với 50% bệnh nhân răng, chủ yếu là phụ nữ trong độ tuổi 20-50 (tập trung ở chị em 30-40 tuổi).
Về cấu tạo, răng của chúng ta gồm hai phần: thân răng (phần có thể nhìn thấy được) và chân răng (phần nằm trong lợi không thấy được). Thân răng chia làm nhiều tầng gồm: men răng, ngà răng, tủy răng gồm các mạch máu nuôi dưới răng và thần kinh cảm giác cho răng.
Tuy nhiên, những cơn đau buốt hoàn toàn không phải do sâu răng hoặc do thiếu vệ sinh răng miệng.
![]() |
Răng khỏe cho nụ cười tươi. (Ảnh: Ayushveda.com) |
Răng có thể bị mất men do nhiều nguyên nhân: do thói quen chải răng theo chiều ngang với bàn chải cứng, khiến răng bị mòn, mất khả năng bảo vệ. Hoặc ăn nhiều thức ăn có chứa axit cũng có thể làm xuất hiện những lỗ nhỏ trên mặt răng, hủy hoại hoàn toàn lớp men bảo vệ răng.
Nguyên nhân thứ hai: lợi bị thoái hóa, không bao bọc hết chân răng nên lớp ngà răng sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, dễ gây tổn hại răng, làm răng trở nên nhạy cảm.
Có nhiều cách để chăm sóc răng nhạy cảm. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Chúng có tác dụng trám đầy các lỗ trên bề mặt ngà răng. Thành phần của kem đánh răng loại này thường có chứa nhiều strontium clorua (SrCl2) và các loại muối kali.
Bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại nước xúc miệng giàu khoáng, nhằm cung cấp thêm khoáng chất cho ngà răng. Thêm nữa, cần phải thay đổi cách đánh răng. Không nên đánh răng theo chiều ngang mà nên chải răng theo chiều từ lợi lên thân răng. Cách này giúp không làm tổn hại lợi và răng. Những biện pháp này khá hiệu quả trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên theo bác sĩ Lequart, nếu sau hai tháng tự điều trị mà không có kết quả, thì bệnh nhân nên đến khám nha sĩ.
Để trám đầy các lỗ li ti trên ngà răng, bác sĩ sẽ phủ lên răng bạn một lớp men sứ. Rồi sau đó sử dụng sản phẩm làm cố định chất protein trong ngà răng. Cách này có tác dụng ngăn chặn hiện tượng giãn nở - co rút gây đau buốt răng. Cuối cùng, trong trường hợp men răng bị mất hoàn toàn, đặc biệt, do chải răng không đúng cách, bác sĩ sẽ dùng một lớp nhựa siêu bền để tái tạo lại một phần lớp men bảo vệ răng.
Nếu như các cách trên chưa đạt hiệu quả, bác sĩ có thể chọn giải pháp diệt tủy của chiếc răng bị hỏng. Trong trường hợp bị tụt lợi, có thể cấy ghép lợi vào chỗ răng bị tụt lợi, giúp răng được bao bọc tốt hơn.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.
Đăng ngày: 19/04/2025

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.
Đăng ngày: 18/04/2025

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.
Đăng ngày: 18/04/2025

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?
Đăng ngày: 17/04/2025

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.
Đăng ngày: 16/04/2025

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.
Đăng ngày: 16/04/2025

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.
Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm