"Rất có thể" côn trùng thụ phấn những bông hoa đầu tiên trên Trái đất

Các nhà nghiên cứu Australia kết luận thực vật hạt kín được thụ phấn nhờ tổ tiên của côn trùng, và côn trùng đã thụ phấn cho thực vật hạt kín trong 86% lịch sử tiến hóa của chúng.

Một nghiên cứu mới của các chuyên gia Australia chỉ ra rằng, rất có thể côn trùng là loài thụ phấn khi những bông hoa đầu tiên nở rộ trên Trái đất cách đây hơn 140 triệu năm.

Rất có thể côn trùng thụ phấn những bông hoa đầu tiên trên Trái đất
Bức ảnh do nghiên cứu sinh Ruby E. Stephens, tác giả chính của nghiên cứu cung cấp. (Nguồn: UNSW Sydney).

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí New Phytologist ngày 5/6, hầu hết thực vật hạt kín hiện nay đều được thụ phấn nhờ côn trùng. Ở nhiều loài thực vật khác có xảy ra hiện tượng thụ phấn nhờ gió, nước hoặc động vật có xương sống.

Trong quá trình tìm hiểu về phương thức thụ phấn đầu tiên trên thế giới, nhóm nghiên cứu tại Vườn bách thảo Sydney của Australia, Đại học Macquarie, Đại học Western Sydney và Đại học New South Wales đã thu thập dữ liệu về cơ chế thụ phấn của 1.160 loài có thể có từ kỷ Phấn trắng cách đây khoảng 145 triệu-66 triệu năm.

Họ mô tả quá trình tiến hóa vĩ mô của bốn phương thức thụ phấn trong một "cây phả hệ". Cách thức này không chỉ giúp xác định loài nào thụ phấn cho cây ở hiện tại mà còn cho thấy loài có thể đã thụ phấn cho tổ tiên của thực vật đó trong quá khứ.

Căn cứ quá trình trên, nhóm nghiên cứu kết luận thực vật hạt kín được thụ phấn nhờ tổ tiên của côn trùng và côn trùng đã thụ phấn cho thực vật hạt kín trong 86% lịch sử tiến hóa của chúng.

Tác giả chính của nghiên cứu, nghiên cứu sinh Ruby E. Stephens tại Đại học Macquarie nhấn mạnh đây là phát hiện có ý nghĩa, tiết lộ một khía cạnh quan trọng về nguồn gốc của hầu hết các loài thực vật trên Trái đất ngày nay.

Cụ thể, thực vật là nguồn sống của hành tinh chúng ta và nghiên cứu mới này nhấn mạnh tầm quan trọng của côn trùng đối với sự sinh sản của thực vật trong suốt lịch sử Trái đất.

Các nhà khoa học dù chưa xác định được loài côn trùng thụ phấn đầu tiên, nhưng họ loại trừ khả năng là loài ong, vì hầu hết các bằng chứng đều cho thấy loài này không tiến hóa cho đến sau khi những bông hoa đầu tiên xuất hiện.

Với nhận định hầu hết những bông hoa ban đầu có kích thước rất nhỏ và được bảo tồn dưới dạng hóa thạch, các chuyên gia suy đoán rằng các loài thụ phấn có thể là ruồi hoặc bọ cánh cứng nhỏ, thậm chí có thể là muỗi vằn hoặc một số loài côn trùng đã tuyệt chủng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài cây ăn thịt độc nhất vô nhị, bắt mồi theo

Loài cây ăn thịt độc nhất vô nhị, bắt mồi theo "tâm trạng"

Trong số khoảng 370.000 loài thực vật mọc trên mặt đất, rất hiếm có loài ưa thích mùi máu.

Đăng ngày: 08/06/2023
Biến đổi khí hậu sẽ làm virus thây ma cổ đại hồi sinh?

Biến đổi khí hậu sẽ làm virus thây ma cổ đại hồi sinh?

Các lớp băng ở Bắc Cực đóng vai trò là " nhà tù" nhốt những loại virus, vi khuẩn cổ đại từ thời tiền sử, một số trong số chúng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho con người.

Đăng ngày: 07/06/2023
Kỳ lạ cách bảo vệ

Kỳ lạ cách bảo vệ "sinh vật lớn nhất thế giới" khỏi bị hươu tấn công

Các nhà nghiên cứu đang sử dụng âm thanh để nghiên cứu và bảo vệ Pando, được coi là sinh vật lớn nhất thế giới về khối lượng.

Đăng ngày: 07/06/2023
Biến đổi khí hậu khiến nấm trở nên nguy hiểm

Biến đổi khí hậu khiến nấm trở nên nguy hiểm

Số lượng các bệnh liên quan đến nhiễm nấm ngày càng gia tăng.

Đăng ngày: 06/06/2023
Cây vải 1.500 năm vẫn ra quả ở Trung Quốc

Cây vải 1.500 năm vẫn ra quả ở Trung Quốc

Cây vải cổ thụ ở tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc hồi sinh khi ra quả trên khắp cành lá sau sau 11 năm vắng bóng.

Đăng ngày: 06/06/2023
Ruồi giấm: Từ loài côn trùng gây hại đến

Ruồi giấm: Từ loài côn trùng gây hại đến "người hùng" khoa học

Loài ruồi có thể gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống thường nhật. Thế nhưng ở khía cạnh khoa học, chúng thực sự đã tạo nên một cuộc cách mạng phi thường.

Đăng ngày: 06/06/2023
Cây vải 1.500 năm vẫn ra quả đều đặn ở Trung Quốc

Cây vải 1.500 năm vẫn ra quả đều đặn ở Trung Quốc

Cây vải cổ thụ ở tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc hồi sinh khi ra quả trên khắp cành lá sau sau 11 năm vắng bóng.

Đăng ngày: 06/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News