Rau xanh giúp tăng cường tiêu hóa, ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh

Một loại đường đặc biệt được tìm thấy trong rau xanh với tác dụng cung cấp thức ăn cho lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn và đồng thời, nó còn ngăn chặn hoạt động của những loại vi khuẩn xấu vốn luôn đe dọa gây bệnh cho con người.

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra được đặc điểm thú vị này, góp phần lý giải cho những lợi ích của rau xanh đối với sức khỏe con người. Việt Nam có rất nhiều thức ăn có rau xanh, đó là điều tuyệt vời.


Rau xanh cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

Với tên gọi sulfoquinovose (SQ), đây là loại đường duy nhất từng được biết tới có chứa lưu huỳnh và đây chính là nhân tố quan trọng bởi lưu huỳnh là chất có mức độ phổ biến xếp thứ 3 trong cơ thể người. Đồng thời đây còn là một trong những loại acid amin quan trọng tạo nên protein cho tế bào và các mô, cũng là thành phần chủ yếu sản sinh ra nhiều loại kích thích tố, enzyme và kháng thể quan trọng.

Nhà nghiên cứu Spencer Williams tại Đại học Melbourne, Úc cho biết: "Lưu huỳnh là nhân tố quan trọng để tạo nên protein, một thành phần thiết yếu đối với tất cả các sinh vật sống." SQ được rau xanh nói riêng và nhiều loại thực vật nói chung sản sinh ra để phục vụ quá trình quang hợp. Những loại rau càng xanh thì nó càng chứa nhiều SQ. Theo ước tính, mỗi năm rau xanh trên khắp thế giới tạo nên lên lượng đường tương đương với sản lượng quặng sắt khai thác toàn cầu.

Vấn đề duy nhất là con người không thể tiêu hóa trực tiếp nó và trước giờ, người ta vẫn chưa biết được nó sẽ đi về đâu hoặc điều gì sẽ xảy ra khi thực vật chết đi. Tuy nhiên, loại phân tử này lại là thức ăn những loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột và gián tiếp, nó tác động tốt đến sức khỏe con người. Dù vậy, trong nửa thế kỷ qua các nhà khoa học vẫn chưa xác định được làm thế nào vi khuẩn đường ruột có thể phân giải SQ.

Tuy nhiên, bây giờ các nhà khoa học Úc đã xác định được một loại enzyme có tên là YihQ được vi khuẩn dùng để phân tách, hấp thụ và trao đổi chất với các phân tử đường có chứa lưu huỳnh. Giáo sư Goddard-Borger cho biết: "Những loại vi khuẩn đường ruột, điển hình như E.Coli, sử dụng SQ như một nguồn năng lượng sống. E.Coli cung cấp một hàng rào bảo vệ ngăn chặn sự phát triển và sinh sôi của những loại vi khuẩn xấu bởi lợi khuẩn đã phát triển mạnh mẽ hơn và lấn át phạm vi sống của hại khuẩn."

E.Coli là loại vi khuẩn quan trọng cần thiết cho đường ruột con người. Các nhà khoa học cho rằng có thể chính loại đường trong rau xanh đã cung cấp thức ăn cho loại lợi khuẩn này và từ đó, nó cải thiện và duy trì sức khỏe đường ruột, hệ tiêu hóa của con người.

Không dừng lại ở đó, suốt 50 năm qua người ta đã đi tìm nhân tố chính xác có khả năng xử lý loại đường chứa lưu huỳnh trong thực vật và với phát hiện này, hứa hẹn sẽ tạo tiền đề phát triển một loại kháng sinh hoàn toàn mới có nguồn gốc từ thực vật. Quan trọng hơn, một số loại vi khuẩn có hại mà điển hình là Salmonella, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, cũng trao đổi chất dựa trên loại đường SQ nên người ta có thể phát triển được loại kháng sinh để thu hút và giết chết chúng từ bên trong.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News