Rò luân nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh không quá hiếm gặp, đặc trưng bởi lỗ rò trước vành tai. Nếu lỗ rò đi quá sâu vào bên trong, bám vào sụn sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và điều trị rò luân nhĩ như thế nào, đừng bỏ qua bài viết này của chúng tôi nhé.

Giải đáp bệnh rò luân nhĩ là gì?

Rò luân nhĩ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và được xem là một loại dị tật bẩm sinh. Đặc điểm của chúng là có một lỗ rò nhỏ hay gặp ở bên vành tai và thường chỉ xuất hiện ở một bên.

Rò luân nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh rò luân nhĩ xảy ra phổ biến ở trẻ em.

Thông thường, dị tật này được hình thành khi mẹ đang ở thai kỳ tuần thứ 6, dần dần sẽ hình thành lỗ và ăn sâu vào bên trong sụn tai.

Tỷ lệ bé gái mắc phải rò lỗ nhĩ này thường cao hơn bé trai. Mặc dù lỗ rò khá nhỏ nhưng nếu đi kèm với các dị tật khác sẽ có khả năng làm tình trạng nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Trẻ có thể mắc những hội chứng dị tật dấu hiệu lên toàn thân, tiêu biểu là ke mang – tai – thận. Ngoài ra, nếu xảy ra trường hợp bị viêm nhiễm sẽ có cảm giác ngứa, tiết ra chất bã đậu có màu trắng, có mùi hôi, nguy hiểm hơn sẽ tạo ra áp xe rò luân nhĩ.

Nguyên nhân và triệu chứng rò luân nhĩ

Nguyên nhân gây nên bệnh lý rò luân nhĩ là do khe mang thứ nhất không được khép hoàn toàn trong thời kỳ phôi thai. Hiểu một cách đơn giản nhất thì đó chính là một loại bệnh về nhiễm sắc thể.

Bệnh lý này thường có những dấu hiệu, triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện một lỗ nhỏ ở một hoặc cả hai bên tai. Đường rò là ống rất nhỏ, có miệng ở phía trước bên trên cửa tai, chui ngầm vào trong rễ vành tai. Lỗ rò có thể nông hoặc sâu, dài hoặc ngắn khác nhau (từ vài mm đến 3cm), có thể một nhánh hoặc nhiều nhánh.
  • Đau, sưng, mẩn đỏ hoặc có mủ xung quanh lỗ, tình trạng này là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm mô tế bào hoặc bị áp xe, lở loét, chảy dịch mùi hôi.
  • Xuất hiện một khối u nhỏ, không đau, phát triển ngay cạnh lỗ rò, báo hiệu u nang. U nang này làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Thông thường các triệu chứng này sẽ không đồng thời xuất hiện cùng một lúc ở trẻ em. Những dấu hiệu này còn có thể gây nên những hội chứng nguy hiểm hơn như:

  • Dái tai không đối xứng với nhau, lưỡi lớn bất thường và phía trước tai có thêm nhiều lỗ. Đây là hội chứng Beckwith-Wiedemann có liên quan tới các bệnh lý ở vùng bụng, gan và thận.
  • Cổ xuất hiện những lỗ, thính lực bị mất và có những vấn đề bất thường về thận là dấu hiệu của hội chứng Branchio-Oto-Renal.

Những ai có nguy cơ mắc rò luân nhĩ?

Đây là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Rò luân nhĩ là bệnh lý bẩm sinh và một phần do di truyền. Thông thường, tỷ lệ bé gái mắc phải sẽ cao hơn bé trai. Tất nhiên, không thể loại bỏ trường hợp các bé trai cũng có thể mắc bệnh lý này.

Theo một nghiên cứu cho thấy, những người da trắng thường có tỷ lệ mắc phải rất thấp, chỉ có 1%, Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh của trẻ em châu Á lên tới 10%. Tuy nhiên, nếu điều trị đúng phương pháp, bệnh rò luân nhĩ không nguy hiểm và không ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Bệnh rò luân nhĩ có nguy hiểm không?

Thông thường các bậc phụ huynh sẽ chủ quan khi thấy trẻ xuất hiện lỗ rò luân nhĩ bởi đây thực chất chỉ là một lỗ rất nhỏ trên vành tai. Hơn nữa bệnh lý này còn khá mới mẻ với nhiều bố mẹ. Vậy liệu bệnh rò luân nhĩ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế thì đây chỉ là một dị tật bẩm sinh và sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Tất nhiên, trẻ phải được vệ sinh hàng ngày sạch sẽ ở khu vực tai cũng như lỗ trò.

Rò luân nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đây chỉ là một dị tật bẩm sinh và sẽ không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Nếu không rửa sạch sẽ, lỗ rò có thể bị ngứa, gây viêm nhiễm và bắt đầu tiết ra mủ trắng, có mùi hôi. Một số trường hợp nặng hơn sẽ bị phình to, vỡ và làm mất thẩm mỹ.

Một tình huống khác xảy ra là trẻ sẽ bị sốt, sưng viêm và tạo thành áp xe cạnh lỗ rò. Nguy hiểm hơn là chúng có thể lan ra những vị trí khác sau tai.

Thực chất bệnh lý này không hề gây nguy hiểm, quan trọng là bố mẹ hãy lưu ý trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Với trẻ sơ sinh, hãy vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị rò luân nhĩ

Để có phương pháp điều trị rò luân nhĩ hiệu quả nhất, các bậc phụ huynh cần phải để bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh lý của trẻ. Trong quá trình khám sơ bộ, các bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng có thể tiến hành nhiều phương pháp khác nhau.

  • Giúp loại trừ các hội chứng di truyền gây nên những bất thường ở mặt và đầu. Ngoài ra, hạn chế hội chứng nguy hiểm xuất hiện ở tai như tai gập hoặc mất thính giác.
  • Kiểm tra lỗ rò và tìm kiếm những dấu hiệu nhiễm trùng, viêm, u nang hoặc áp xe.
  • Chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp như chụp CT, MRI.
  • Bác sĩ giúp phân biệt u nang và áp xe.
  • Thực hiện siêu âm thận, loại trừ hội chứng Branchio-Oto-Renal.
  • Thực hiện thính lực đồ , kiểm tra những biến dạng khác của tai ngoài.

Các phương pháp điều trị bệnh rò luân nhĩ hiệu quả

Việc điều trị rò luân nhĩ cần được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện. Bởi lẽ mỗi triệu chứng, bệnh lý của rò luân nhĩ sẽ có phương pháp điều trị riêng. Các cách tiếp cận điều trị căn bệnh này như sau:

  • Trong trường hợp lỗ rò không bị nhiễm trùng, không cần sự can thiệp của bác sĩ, phụ huynh tự vệ sinh cho con trẻ.
  • Khi lỗ rò có dấu hiệu nhiễm trùng sớm như sưng đỏ, bác sĩ kê thuốc kháng sinh, kháng viêm cho trẻ.
  • Với những trường hợp nặng như áp xe, bác sĩ chọc và hút dịch từ vùng nhiễm trùng nặng. Trong trường hợp áp xe không đáp ứng với kim hút, bắt buộc phải rạch và thoát mủ ra.
  • Phẫu thuật cắt bỏ đường rò tránh việc tái phát nhiễm trùng. Với phương pháp này, bác sĩ phải gây mê toàn thân và thực hiện phẫu thuật.

Cách vệ sinh lỗ rò luân nhĩ đúng cách

Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh rò luân nhĩ chưa được thống kê cụ thể. Tuy nhiên, không phải trẻ bị bệnh lý này cũng gặp phải tình trạng đường rò bị tắt, biến chứng viêm và áp xe. Thực chất, nếu không bị chứng biến chứng nặng hơn, trẻ hoàn toàn có thể chung sống với dị tật này mà không cần phải phẫu thuật. Đương nhiên, việc này không hề ảnh hưởng tới quá trình phát triển ở trẻ.

Rò luân nhĩ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Không phải trẻ bị bệnh lý này cũng gặp phải tình trạng đường rò bị tắt, biến chứng viêm và áp xe.

Với những bé có tình trạng bệnh nhẹ, không bị sưng viêm, phụ huynh chỉ cần vệ sinh đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ dưới đây:

  • Không được nặn, bóp hoặc dùng tăm bông đưa vào sâu bên trong lỗ rò.
  • Vệ sinh vùng mang tai và xung quanh lỗ rò hàng ngày bằng nước sạch.
  • Trong trường hợp dịch nhầy tiết ra ngoài lỗ rò, phụ huynh dùng bông thấm nước muối sinh lý và nhẹ nhàng lau sạch.
  • Khi bắt đầu thấy lỗ có phản ứng viêm, sưng, bố mẹ hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để có liệu trình điều trị đúng cách và mang lại hiệu quả nhanh.

Hướng dẫn cách phòng bệnh rò luân nhĩ

Đây là một bệnh lý ở trẻ, là dị tật bẩm sinh và xuất hiện ngay từ bên trong thai kỳ chính vì thế rất khó để đưa ra một cách phòng bệnh về một biến đổi nhiễm sắc thể khi em bé còn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, khi em bé được sinh ra, bố mẹ cần phải phát hiện kịp thời để có biện pháp vệ sinh đúng đắn nhất, tránh được những biến chứng nặng hơn của căn bệnh này.

Việc phòng bệnh rò luân nhĩ cũng như các hội chứng đi kèm của căn bệnh này chủ yếu dựa vào việc vệ sinh sạch sẽ hàng ngày xung quanh mang tai của trẻ. Điều này có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm, mưng mủ, áp xe. Đặc biệt, bố mẹ không được sờ vào lỗ rò sẽ làm gia tăng nguy cơ bị viêm nhiễm.

Nhiều phụ huynh khi thấy lỗ bị nhiễm trùng thì cho rằng mụn nhọt xuất hiện và chỉ sử dụng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, điều này lại vô tình gây nguy hiểm, khiến bệnh chuyển biến nặng hơn và việc điều trị cũng khó khăn hơn. Ngay từ khi có những dấu hiệu xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, cần đưa trẻ tới những cơ sở y tế để xử lý.

Khi nào cần thiết phải phẫu thuật rò luân nhĩ?

Các bác sĩ khuyên rằng, nếu lỗ rò luân nhĩ không bị bít tắc bởi dịch mủ, không bị nhiễm trùng hay áp xe, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì phụ huynh có thể an tâm không cần thiết phải phẫu thuật.

Tuy nhiên, một khi dị tật bị bít tắc, có triệu chứng sưng viêm, áp xe, nhiễm trùng thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay, tránh ảnh hưởng chức năng thích giác.

Trước đó phải điều trị các triệu chứng, làm sạch ổ áp xe, lấy sạch mủ bằng phương pháp rạch thoát mủ, kết hợp dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kê theo đơn. Sau khi hết viêm nhiễm mới tiến hành phẫu thuật lấy đường rò bị nhiễm trùng.

Với sự tiến bộ của y học thì phẫu thuật rò luân nhĩ là tiểu phẫu đơn giản và khá an toàn. Phẫu thuật chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày mà không cần thiết phải ở nội trú.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách phân biệt bong gân và sai khớp

Cách phân biệt bong gân và sai khớp

Làm sao phân biệt được bong gân và sai khớp? Cách xử lý 2 tình huống này khác nhau như thế nào?, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 27/03/2021
Xương mác là xương gì?

Xương mác là xương gì?

Xương mác là một xương dài, mảnh khảnh, nằm ở ngoài cẳng chân và nằm ngoài xương chày.

Đăng ngày: 24/03/2021
Xương chày là xương gì?

Xương chày là xương gì?

Xương chày hơi cong hình chữ S, nửa trên thì hơi cong ra ngoài còn ở dưới hơi cong vào trong.

Đăng ngày: 24/03/2021
Hội chứng tennis elbow là gì?

Hội chứng tennis elbow là gì?

Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay, còn gọi hội chứng tennis elbow, là tình trạng chấn thương do cổ tay và khuỷu tay hoạt động quá mức gây căng cơ.

Đăng ngày: 18/03/2021
Bệnh rối loạn tuần hoàn não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh rối loạn tuần hoàn não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiểu năng tuần hoàn não hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não (RLTHN) là tình trạng thiếu máu cung cấp cho não.

Đăng ngày: 12/03/2021
Bệnh viêm gan siêu vi B là gì?

Bệnh viêm gan siêu vi B là gì?

Bệnh viêm gan siêu vi B hiện nay đang là một vấn đề lớn đối với sức khỏe toàn cầu. Viêm gan B mạn tính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan.

Đăng ngày: 11/03/2021
Bệnh phù não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh phù não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phù não là tình trạng xảy ra khi dịch tích tụ xung quanh tổ chức não, gây gia tăng áp lực nội sọ. Phù não hay còn được gọi cách khác dưới cái tên biến chứng mà nó gây ra là tăng áp lực nội sọ.

Đăng ngày: 27/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News