Robot bắt chước loài vật tự đi tiếp khi "bị thương"

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa chế tạo robot với phần mềm đặc biệt cho phép chúng tìm cách thích nghi khi bị chấn thương chỉ trong 2 phút.

Các nhà khoa học từ Đại học Pierre và Marie Curie (Pháp) và Đại học Wyoming (Mỹ) cho biết họ đã chế tạo robot này dựa trên cơ chế tự phục hồi của các loài vật.

Khi một con thú bị thương ở chân, chúng có thể thích nghi bằng cách đi khập khiễng, chuyển trọng tâm sang chân kia hoặc một số chiến lược khác.


Robot vẫn có thể đi tiếp dù bị thương.

Ví dụ một con chó dù chỉ ba chân vẫn có thể bắt bọ cánh cứng, hoặc nếu ai đó bị bong gân mắt cá chân, họ vẫn có thể tìm ra cách để đi tiếp.

"Khi bị thương, động vật có trực giác về những cách khác nhau để xử lý tình huống", Jean-Baptiste Mouret - đồng tác giả nghiên cứu, nói.

"Những trực giác này cho phép chúng chọn vài cách khác nhau để thử, và sau những lần thử này, chúng sẽ chọn một cách có lợi nhất. Chúng tôi đã chế tạo ra các robot có thể làm tương tự", ông giải thích.

Trước khi vận hành, robot này sử dụng thuật toán mới để tạo ra một bản đồ chi tiết về không gian. Điều này cho phép nó phát triển trực giác nhất định về những hành vi mà nó có thể thực hiện và ưu thế của các hành vi đó.

Về cơ bản, robot có thể xây dựng một thư viện các chuyển động khác nhau và thiết lập các bộ phận cơ thể mà nó có thể dựa vào nếu bị thương, ngay cả khi nó bị gãy hoặc cụt chân.

Robot bắt chước loài vật tự đi tiếp khi bị thương
Các nhà khoa học hi vọng sẽ giúp robot "sống sót" lâu hơn khi làm các nhiệm vụ nguy hiểm như cứu người trong cháy rừng hoặc động đất - (Ảnh: Đại học Pierre và Marie Curie).

Tuy nhiên quá trình này sẽ mất quá nhiều thời gian và có khả năng làm hỏng thiết bị, do đó các nhà khoa học đã lập sẵn bản đồ bằng mô phỏng máy tính.

Khi làm như vậy, họ có thể kiểm tra và lập bản đồ hơn 13.000 cách đi khác nhau cho robot, bao gồm cả khi "chân robot bị hỏng, gãy và rơi ra, và cánh tay robot bị gãy", theo các nhà nghiên cứu.

Các nhà khoa học gọi quá trình này là "một thuật toán và thử nghiệm thông minh", cuối cùng cho phép robot thích ứng với các tình huống trong tối đa 2 phút.

Với nghiên cứu này, họ hi vọng sẽ giúp robot "sống sót" lâu hơn khi làm các nhiệm vụ nguy hiểm như cứu người trong cháy rừng hoặc động đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ biến sa mạc thành đất trồng chỉ sau 7 tiếng

Công nghệ biến sa mạc thành đất trồng chỉ sau 7 tiếng

Các nhà khoa học Na Uy phát triển phương pháp trộn đất sét nano lỏng với cát, cho phép gieo hạt giống cây trồng trên sa mạc sau 7 tiếng.

Đăng ngày: 04/05/2018
Siêu máy bay mới của Airbus có thể bay 20 giờ liên tục không cần tiếp nhiên liệu

Siêu máy bay mới của Airbus có thể bay 20 giờ liên tục không cần tiếp nhiên liệu

Airbus mới đây đã thử nghiệm thành công mẫu máy bay Airbus A350-900 XWB siêu tầm xa có khả năng vận tải đường dài vô cùng ấn tượng.

Đăng ngày: 04/05/2018
Tấm màng siêu mỏng có thể giúp mắt người phát tia laser

Tấm màng siêu mỏng có thể giúp mắt người phát tia laser

Các nhà khoa học tại Đại học St Andrews, Scotland, chế tạo một tấm màng mềm dày chưa đến một phần nghìn milimet có thể gắn trên kính áp tròng, Newsweek hôm 2/5 đưa tin.

Đăng ngày: 04/05/2018
Đồng hồ thông minh biến cánh tay thành màn hình cảm ứng

Đồng hồ thông minh biến cánh tay thành màn hình cảm ứng

Các nhà nghiên cứu vừa trình làng mẫu smartwatch mới ứng dụng công nghệ finger-tracking có khả năng biến cánh tay người đeo thành màn hình cảm ứng.

Đăng ngày: 03/05/2018
NASA nghiên cứu loại camera có thể nhìn xuyên qua lớp sóng biển

NASA nghiên cứu loại camera có thể nhìn xuyên qua lớp sóng biển

Theo Petapixel, mẫu camera Fluid Cam của NASA có khả năng chụp được xuyên qua lớp sóng biển và thể hiện chi tiết hình ảnh bên dưới.

Đăng ngày: 02/05/2018
Gương thông minh chỉ cười mới hiện lên khuôn mặt

Gương thông minh chỉ cười mới hiện lên khuôn mặt

Phát minh đậm tính nhân văn này có bề mặt màu trắng đục, được gắn camera đồng thời sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác định nụ cười của người soi.

Đăng ngày: 02/05/2018
Pin điện mặt trời kiểu mới có thể tạo ra điện ở cả hai mặt của module

Pin điện mặt trời kiểu mới có thể tạo ra điện ở cả hai mặt của module

Các tấm pin mặt trời thông dụng có một nhược điểm: chúng chỉ có thể tạo ra điện ở phía mặt trời chiếu vào, có nghĩa là ở phía đằng trước của tấm pin không thể tận dụng ánh mặt trời phản chiếu vào.

Đăng ngày: 27/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News