Robot Curiosity chụp ảnh tự sướng trên sườn núi sao Hỏa

Robot tự hành của NASA chụp ảnh bản thân trong lúc thăm dò thành hệ đá ở sườn núi Sharp cao 5km để tìm dấu hiệu sự sống.

Robot Curiosity chụp ảnh tự sướng trên sườn núi sao Hỏa
Quang cảnh sao Hỏa trong bức ảnh tự sướng mới nhất của Curiosity. (Ảnh: NASA).

Robot Curiosity đáp xuống miệng hố Gale rộng 154km trên sao Hỏa vào tháng 8/2012 với mục tiêu cơ bản là tìm hiểu liệu hành tinh đỏ có phù hợp với sự sống hay không. Đầu tháng 3/2021, robot tự hành này tới một thành hệ đá khi di chuyển qua sườn núi Sharp cao 5km nằm ở trung tâm miệng hố Gale. Phương tiện đã leo lên sườn núi từ tháng 9/2014. Thành hệ đá mới mang tên Mont Mercou cao khoảng 6m và có thể nhìn thấy từ góc trái của robot trong bức ảnh tự sướng mới được NASA công bố hôm 30/3.

Sử dụng thiết bị Mastcam, Curiosity chụp 11 bức ảnh của chính nó gần Mont Mercou hôm 16/3, cùng với 60 bức ảnh khác hôm 26/3 bằng máy chụp Mars Hand Lens Imager (MAHLI) trên cánh tay robot. Hai bộ ảnh được kết hợp để tạo ra bức ảnh tự sướng mới nhất.

Bức ảnh mới không chỉ chụp robot và phong cảnh sao Hỏa mà còn hé lộ hố khoan mới, đại diện cho mẫu vật đất đá thứ 30 của Curiosity trên sao Hỏa. Curiosity sử dụng mũi khoan để nghiền mẫu vật đá thành bột, sau đó đưa vào thiết bị thí nghiệm bên trong phương tiện và phân tích để tìm những dấu hiệu sao Hỏa từng phù hợp với sự sống. Nhóm nghiên cứu lựa chọn khu vực này trên hành tinh đỏ bởi các tàu bay quanh sao Hỏa phát hiện nontronite, một khoáng chất sét tìm thấy gần Nontron, Pháp.

Hiện nay, robot tự hành đang leo tiếp lên núi Sharp, chuyển từ khu vực chứa nhiều khoáng chất hình thành trong nước tới khu vực có hợp chất sulfate. Sulfate, giống như thạch cao và muối Epsom, là khoáng chất hình thành khi nước bay hơi. Vì vậy, sự tồn tại của sulfate trên sao Hỏa có thể cung cấp manh mối về lịch sử của nước.

Ngoài bức ảnh tự sướng mới, Curiosity cũng chụp hai ảnh toàn cảnh với tầm nhìn 3D về Mount Mercou. Sử dụng thiết bị Mastcam hôm 4/3, Curiosity chụp 32 ảnh riêng lẻ để tạo nên hình ảnh toàn cảnh của bãi đá nhô cao ở cách đó 40 m. Robot còn chụp ảnh hai bên sườn thành hệ từ khoảng cách tương tự để tạo hiệu ứng lập thể. Nghiên cứu bãi đá từ nhiều góc giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn hình dáng của lớp trầm tích ở Mont Mercou, theo NASA.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Robot NASA bắn loạt tia laser vào đá sao Hỏa

Robot NASA bắn loạt tia laser vào đá sao Hỏa

Hòn đá sao Hỏa dài 15 cm xuất hiện một hàng lỗ tí hon sau khi bị robot Perseverance bắn laser để tìm hiểu thành phần cấu tạo.

Đăng ngày: 02/04/2021
Hé lộ về thành phố đầu tiên trên sao Hỏa, đủ chỗ cho hơn 25 vạn người sinh sống

Hé lộ về thành phố đầu tiên trên sao Hỏa, đủ chỗ cho hơn 25 vạn người sinh sống

Khi con người vẫn còn đang tiếp tục khám phá sao Hỏa, kế hoạch xây dựng thành phố bền vững trên hành tinh Đỏ đã lộ diện.

Đăng ngày: 22/03/2021
Robot NASA lần đầu chạm trán lốc cát trên sao Hỏa

Robot NASA lần đầu chạm trán lốc cát trên sao Hỏa

Robot thăm dò sao Hỏa mới nhất của NASA ghi hình lốc bụi quét qua miệng hố Jezero bằng camera màu tích hợp trên phương tiện.

Đăng ngày: 19/03/2021
Cỗ máy tạo oxy trên sao Hỏa của NASA

Cỗ máy tạo oxy trên sao Hỏa của NASA

NASA đang lên kế hoạch tạo oxy từ khí quyển giàu carbon dioxide của sao Hỏa bằng công nghệ gắn trên robot Perseverance.

Đăng ngày: 14/03/2021
3 trở ngại lớn khiến kế hoạch đưa người lên định cư sao Hỏa vào năm 2026 của Elon Musk vẫn phi thực tế

3 trở ngại lớn khiến kế hoạch đưa người lên định cư sao Hỏa vào năm 2026 của Elon Musk vẫn phi thực tế

Kế hoạch thuộc địa hóa Sao Hỏa nhiều lỗ hổng của Elon Musk vẫn còn nhiều lỗ hổng và đang được vá dần.

Đăng ngày: 13/03/2021
NASA công bố đoạn ghi âm tàu thăm dò phóng loạt laser trên sao Hỏa

NASA công bố đoạn ghi âm tàu thăm dò phóng loạt laser trên sao Hỏa

Âm thanh 30 phát bắn của tàu thăm dò sao Hỏa Perseverance đã hiện rõ trong đoạn ghi âm đầu tiên được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố hôm 10/3.

Đăng ngày: 12/03/2021
Giải mã đám mây dài 1.800km trên sao Hỏa

Giải mã đám mây dài 1.800km trên sao Hỏa

Đám mây hình thành phía trên núi lửa Arsia Mons trước bình minh, sau đó mở rộng với tốc độ lên tới 600 km/h rồi tan biến.

Đăng ngày: 12/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News