Robot đầu tiên bay vào vũ trụ của Nga trở về Trái đất
Sáng 7/9, tàu vũ trụ Nga Soyuz MS-14 mang theo robot hình người Skybot F-850 hạ cánh xuống thảo nguyên vùng trung nam Kazakhstan cùng các trang thiết bị khác.
Vị trí tiếp đất của tàu ở cách thị trấn Dzhezkazgan 140km về phía đông nam, theo NASA. Các nhân viên ở Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos đã có mặt tại chỗ và đang sửa chữa tàu để phân tích sau chuyến bay. Soyuz MS-14 là tàu vũ trụ Soyuz không người lái đầu tiên ghé thăm Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.
Robot Skybot F-850 hay còn gọi là Fedor. (Ảnh: Live Science).
Roscosmos phóng tàu Soyuz vào ngày 22/8 để kiểm tra sự tương thích của phương tiện với tên lửa cải tiến Soyuz 2.1a. Đây là chuyến bay đầu tiên của tàu Soyuz trên lưng tên lửa 2.1a. Trước đó, tên lửa này thường được dùng để phóng tàu chở hàng tự hành Progress.
Các nhà chức trách của Roscosmos cũng tận dụng chuyến bay để kiểm tra những nâng cấp khác trên tàu Soyuz nhằm cho phép các tàu tự hành trong tương lai đưa hàng hóa trở lại Trái Đất, bao gồm hệ thống chỉ dẫn, định vị và điều khiển hạ cánh.
Soyuz MS-14 ghép nối với ISS hôm 27/8, chậm vài ngày do trục trặc kỹ thuật ở trạm. Chuyến bay thử nghiệm thu hút nhiều sự chú ý do chở theo robot hình người cao 1,8 mét tên Skybot F-850 (Fedor) cùng 657 kg vật tư. Con robot trang bị nhiều cảm biến để ghi lại cảm nhận trong quá trình phóng tàu. Phi hành gia Nga trên ISS cũng thực hiện hàng loạt thử nghiệm với con robot nhằm nghiên cứu tiềm năng của nó đối với các chuyến bay vào vũ trụ sau này.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
