Robot đổ bộ sao Hỏa mất liên lạc với Trái Đất
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) không nhận được tín hiệu xác nhận đổ bộ thành công lên bề mặt sao Hỏa của robot thăm dò Schiaparelli.
Nhóm phụ trách sứ mệnh ExoMars 2016 mất liên lạc với Schiaparelli trong quá trình robot đáp xuống bề mặt sao Hỏa, theo International Business Times. Sau khi tách khỏi tàu Trace Gas Orbiter (TGO), Schiaparelli bị hút bởi lực hấp dẫn của sao Hỏa và chuyển từ trạng thái ngủ đông sang chế độ sẵn sàng hạ cánh. Các nhà khoa học ESA xác nhận Schiaparelli thực hiện thành công các bước trên từ Kính viễn vọng Vô tuyến Sóng mét Khổng lồ (GMRT) ở Pune, Ấn Độ.
Mô phỏng quá trình đổ bộ của robot Schiaparelli. (Ảnh: ESA).
Để đổ bộ thành công, Schiaparelli phải trải qua nhiệt độ cực cao trong lúc rơi xuống trước khi mở dù để giảm bớt tốc độ. Robot tách rời tấm vỏ chịu nhiệt có tác dụng bảo vệ ở mặt trước và kích hoạt ba động cơ đẩy để hạ cánh. Các động cơ này được lập trình để tắt ngay trước khi robot đáp xuống để tránh đốt cháy mặt đất.
Tín hiệu từ sao Hỏa chỉ mất hơn 9 phút để truyền về Trái Đất. Tuy nhiên, nhóm phụ trách không nhận được tín hiệu của Schiaparelli và họ đang chờ kính viễn vọng thu được tín hiệu do robot phát ra. ESA sẽ cập nhật thông tin về sứ mệnh trong buổi họp báo tổ chức vào 15h hôm nay theo giờ Việt Nam.
"Những tín hiệu ban đầu do kính GMRT thu được cho thấy Schiaparelli đã hạ xuống bề mặt sao Hỏa, nhưng chưa có tín hiệu xác nhận tiếp đất. Điều này đã được tiên đoán do tín hiệu thu từ GMRT rất yếu. Chúng tôi sẽ đánh giá tình huống kỹ hơn sau khi tàu Mars Express truyền ghi chép về quá trình đổ bộ của Schiaparelli", ESA cho biết.
Robot Schiaparelli được sử dụng để thử nghiệm công nghệ đổ bộ trước khi ESA đưa thiết bị thăm dò lên sao Hỏa trong sứ mệnh ExoMars năm 2020 nhằm tìm kiếm dấu hiệu sự sống trong quá khứ và hiện tại ở hành tinh đỏ.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
