Robot dùng ngôn ngữ ký hiệu giao tiếp với người điếc mù

Cánh tay robot được nhóm nghiên cứu bước đầu tập trung huấn luyện ghi nhớ bảng chữ cái, tăng khả năng phản xạ chuyển đổi ngôn ngữ ký hiệu.

Cánh tay robot do Johnson, nghiên cứu sinh kỹ thuật sinh học tại Đại học Northeastern (Mỹ) thiết kế giúp người điếc mù có thể giao tiếp độc lập bằng ngôn ngữ ký hiệu, giảm phụ thuộc vào thông dịch viên.

Robot dùng ngôn ngữ ký hiệu giao tiếp với người điếc mù
Jaimi Lard, thành viên của cộng đồng người điếc mù tại Mỹ, trải nghiệm cánh tay robot của Johnson. (Ảnh: Techxplore).

Johnson đã nảy ra ý tưởng làm robot dùng ngôn ngữ ký hiệu xúc giác giao tiếp khi cô còn là sinh viên năm hai. Lúc đó, cô tham gia một khóa học về ngôn ngữ ký hiệu, nhờ đó, Johnson đã tương tác với những người điếc mù.

Cô nhận thấy, những người điếc vẫn có thể giao tiếp thông qua ngôn ngữ ký hiệu có thể nhìn được, nhưng đối với người điếc mù, ngôn ngữ phải là thứ mà họ có thể chạm vào và cảm nhận bằng xúc giác. Vì vậy, người điếc mù cần thông dịch viên để giao tiếp với những người không biết ngôn ngữ ký hiệu.

Nhận thấy sự khó khăn trong giao tiếp của người điếc mù, Johnson chia sẻ, mục tiêu phát triển cánh tay robot này giúp họ có thể giao tiếp độc lập mà không cần dựa vào người khác thông dịch trong trường hợp muốn trao đổi riêng.

Jaimi Lard, thành viên của cộng đồng người điếc mù tại Mỹ, trải nghiệm cánh tay robot và cảm thấy hài lòng về thiết bị này. "Tôi rất hào hứng với cơ hội giao tiếp mới này", Lard nói thông qua một thông dịch viên.

Johnson cho biết, thiết bị đang trong giai đoạn đầu của quá trình thiết kế kiểu dáng thương mại. Cô cùng thầy giáo hướng dẫn đang tập trung huấn luyện robot ghi nhớ bảng chữ cái, nâng cao khả năng phản xạ chuyển đổi thành ký hiệu từ giọng nói người khác. Từ đó, cánh tay robot có thể hỗ trợ người điếc mù giao tiếp bằng văn bản qua email, mạng xã hội.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kế hoạch xây tàu Hyperloop 1.200km/h dưới dãy Alps

Kế hoạch xây tàu Hyperloop 1.200km/h dưới dãy Alps

Tàu siêu tốc của công ty khởi nghiệp Swisspod sử dụng động cơ cảm ứng tuyến tính, có thể chở khách ở tốc độ trên 1.000 km/h.

Đăng ngày: 09/08/2021
Máy bay cá nhân 33 cánh quạt tốc độ 160km/h

Máy bay cá nhân 33 cánh quạt tốc độ 160km/h

Máy bay cất hạ cánh thẳng đứng Mk5 có một chỗ ngồi, có tốc độ 160 km/h và phạm vi bay 160 km sau một lần sạc.

Đăng ngày: 08/08/2021
Máy hút bụi thông minh khổng lồ chạy bằng năng lượng mặt trời, có thể sàng lọc cát và dọn rác bãi biển

Máy hút bụi thông minh khổng lồ chạy bằng năng lượng mặt trời, có thể sàng lọc cát và dọn rác bãi biển

Dù cho đã có nhiều hoạt động thu dọn rác ven biển, nhưng lượng rác thải quá lớn khiến cho những cố gắng dường như chẳng thay đổi được nhiều.

Đăng ngày: 06/08/2021
Công nghệ giúp vận động viên Trung Quốc giành huy chương Olympic

Công nghệ giúp vận động viên Trung Quốc giành huy chương Olympic

Các vận động viên bơi lội Trung Quốc có thể lao vọt như hỏa tiễn dưới bể bơi tại Olympic Tokyo một phần nhờ công nghệ dùng trên tên lửa liên lục địa.

Đăng ngày: 02/08/2021
Chiếc tai nghe giúp chống sốc nhiệt tại Olympic Tokyo 2020

Chiếc tai nghe giúp chống sốc nhiệt tại Olympic Tokyo 2020

Chiếc tai nghe có thể theo dõi nhịp tim, nhiệt độ của người đeo và đưa ra cảnh báo nguy cơ sốc nhiệt ở Thế vận hội Tokyo.

Đăng ngày: 02/08/2021
Taxi bay 18 cánh quạt thử nghiệm chở người thành công ở Mỹ

Taxi bay 18 cánh quạt thử nghiệm chở người thành công ở Mỹ

Taxi bay của startup Đức Volocopter đạt độ cao 50 m và bay trong khoảng 4 phút với tốc độ tối đa 29 km/h.

Đăng ngày: 31/07/2021
Không còn là viễn tưởng, các nhà khoa học đã tìm ra cách nâng vật thể mà không cần chạm vào

Không còn là viễn tưởng, các nhà khoa học đã tìm ra cách nâng vật thể mà không cần chạm vào

Một phương pháp mới được phát triển với khả năng điều khiển và làm bay lên các vật thể nhỏ sử dụng sóng âm thanh có thể là một bước tiến lớn về công nghệ.

Đăng ngày: 30/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News