Robot NASA chụp được "đại dương có sự sống" trên sao Hỏa

Một đại dương cổ đại, mệnh mông và thân thiện với sự sống như đại dương Trái đất đã từng tồn tại ở nơi khác trong Hệ Mặt trời.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi phó giáo sư khoa học địa chất từ Đại học Pennsylvania - Mỹ đã phân tích dữ liệu địa hình ngoạn mục được ghi lại bởi "chiến binh bất tử" Curiosity của NASA từ khu vực gọi là Greenheugh Pediment ở phía Bắc của sao Hỏa, phát hiện ra những tính chất vô cùng đặc sắc.

Theo SciTech Daily, địa hình của khu vực này đã hướng thẳng tới một đại dương cổ xưa, nước biển dâng cao trong thời kỳ khí hậu hành tinh ấm và ẩm kéo dài khoảng 3,5 tỉ năm trước.

Robot NASA chụp được đại dương có sự sống trên sao Hỏa
Bờ đại dương cổ đại của sao Hỏa - (Ảnh: NASA)

Đó là một đại dương lớn, mang nhiều đặc tính giống đại dương Trái đất và khiến các nhà khoa học đoan chắc khả năng tồn tại sự sống là rất cao.

Đại dương đó đã biến mất trong hiện tại nhưng dữ liệu của NASA tiết lộ một lớp trầm tích đại dương dày ít nhất 900m, bao phủ diện tích hàng trăm nghìn km vuông.

Kích thước và thời gian tồn tại rất lâu của thế giới nước vừa phát hiện - điều mà trầm tích quá dày đã khẳng định - cũng chứng minh rằng sao Hỏa từng rất giống Trái đất. Bởi lẽ, chỉ có một bầu khí quyển dày và một nhiệt độ ấm áp, ôn hòa mới cho phép một đại dương rộng lớn đến thế tồn tại trên bề mặt.

Đại dương lớn một bầu trời ấm, được che chắn khỏi bức xạ hữu hiệu nhờ khí quyển dày cũng là điều kiện tuyệt với cho sự sống sơ khai được thành hình và tiến hóa.

Để xác định giả thuyết này, các nhà khoa học đã lập biểu đồ các dòng chảy trên hành tinh đó để chỉ ra cách mà trầm tích đã tích tụ và quy mô của đại dương cổ đại, dựa trên mô hình được dựng lên chính từ đại dương của Trái đất.

Rất có thể sao Hỏa cũng sở hữu một chu trình nước "khỏe mạnh", tuần hoàn điều hòa như Trái đất ngày nay.

Phát hiện này cũng giúp các nhà hoa học định hướng được các sứ mệnh khám phá sao Hỏa trực tiếp cho tương lai: Nếu có thêm cái gì của con người hạ cánh ở sao Hỏa thì Greenheugh Pediment sẽ là địa điểm vô cùng phù hợp.

Các nhà khoa học cũng rất hy vọng tìm thấy cái gì đó trong trầm tích đại dương, ví dụ như một thứ gì đó thuộc về sinh vật cổ đại.

Nghiên cứu đã sử dụng phần mềm do Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ phát triển và bộ dữ liệu phong phú từ NASA cho nghiên cứu. Công trình vừa được xuất bản trên tạp chí khoa học Journal of Geophysical Reserch.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA phát hiện miệng hố lớn nhất trên sao Hỏa

NASA phát hiện miệng hố lớn nhất trên sao Hỏa

Dữ liệu từ trạm đổ bộ InSight và tàu bay quanh quỹ đạo Mars Reconnaissance giúp các nhà nghiên cứu NASA tìm thấy miệng hố rộng 150 m tạo bởi va chạm thiên thạch.

Đăng ngày: 29/10/2022
Robot NASA đã đến

Robot NASA đã đến "nơi trú ẩn cuối cùng" của sinh vật ngoài hành tinh?

Những bức ảnh vượt không gian liên hành tinh về đến Trái đất cho thấy một cánh đồng cát mênh mông khá giống với địa cầu, được NASA tiết lộ là từng sở hữu những dòng suối và ao hồ ngập nước.

Đăng ngày: 24/10/2022
Sao Hỏa có sự sống 3,7 tỉ năm, là loài đáng sợ với người Trái đất

Sao Hỏa có sự sống 3,7 tỉ năm, là loài đáng sợ với người Trái đất

Các nhà nghiên cứu đã phân tích lớp dưới bề mặt của sao Hỏa và tìm ra bằng chứng về sự hiện diện của các sinh vật cổ đại kỳ lạ.

Đăng ngày: 12/10/2022
NASA sắp thử nghiệm

NASA sắp thử nghiệm "phanh bơm hơi" cho tàu đổ bộ sao Hỏa

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ có kế hoạch phóng một tấm giảm tốc bơm hơi khổng lồ lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp vào đầu tháng tới.

Đăng ngày: 12/10/2022
Ấn Độ mất liên lạc với tàu bay quanh sao Hỏa

Ấn Độ mất liên lạc với tàu bay quanh sao Hỏa

Tàu vũ trụ Mars Orbiter Mission (MOM) của Ấn Độ có thể đã kết thúc hoạt động sau 8 năm quay trên quỹ đạo hành tinh đỏ.

Đăng ngày: 06/10/2022
Phát hiện bằng chứng mới cho thấy có nước trên Hỏa tinh

Phát hiện bằng chứng mới cho thấy có nước trên Hỏa tinh

Các nhà khoa học đã phát hiện bằng chứng mới cho thấy Hỏa tinh có nước ở thể lỏng bên dưới các mảng băng.

Đăng ngày: 01/10/2022
Công nghệ giúp Trung Quốc là nước đầu tiên cắm cờ trên sao Hỏa

Công nghệ giúp Trung Quốc là nước đầu tiên cắm cờ trên sao Hỏa

Các chuyên gia Trung Quốc hé lộ vật liệu làm cờ và công nghệ mà trạm đổ bộ Thiên Vấn 1 dùng để buông cờ trên sao Hỏa năm ngoái.

Đăng ngày: 01/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News