Robot ốc sên
Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã phát triển robot dạng ốc sên có thể bò trên vách tường thẳng đứng và di chuyển trên trần nhà.
Robot ốc sên được chế tạo nhằm khám phá và thể hiện các lý thuyết toán học để giải thích sự chuyển động của ốc sên cũng như nghiên cứu khả năng bám dính ở các góc cạnh của ốc sên. Thử nghiệm chế tạo robot này, các nhà nghiên cứu hy vọng nó sẽ được ứng dụng thật sự trong ngành công nghiệp robot.
Để di chuyển, ốc sên sử dụng khả năng co lại của các chân riêng biệt. Các chân này của ốc sên sẽ bám lên bề mặt bằng chất nhớt tiết ra. Ốc sên sẽ co các cơ của các chân lại từ phía sau và đẩy về phía trước. Một lớp mỏng chất nhớt đảm bảo cho ốc sên bám dính trên tường và cũng giúp cho ốc sên không trượt về phía sau.
Khi áp lực tới phía trước chân thì ốc sên giãn ra và di chuyển đầu của mình một ít so với vị trí ban đầu. Vì thế ốc sên có thể di chuyển một cách nhẹ nhàng theo mọi hướng bằng cách xoay đầu.
Các kỹ sư đã mô phỏng quá trình này. Họ tạo ra một robot với các chân ở bụng (như loài chân bụng) với 5 phần có thể di chuyển bên dưới nó. Mỗi phần được di chuyển dọc theo đường rãnh gắn trên thân mềm bằng cơ khí. Sau khi tất cả các phần này di chuyển, toàn bộ thân của robot sẽ di chuyển lên phía trước và mỗi phần chân sẽ quay trở về vị trí ban đầu.
Robot ốc sên đã được kiểm tra trên bề mặt nghiêng phủ một lớp chất nhờn mỏng khoảng 1,5 mm làm bằng Laponite. Khi nhóm nghiên cứu tăng góc nghiêng của bệ thử thì robot vẫn tiếp tục di chuyển và có thể di chuyển đi xuống. Nhóm nghiên cứu này đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Physics of Fluids số tháng 11.
Nhóm nghiên cứu cũng phát triển lý thuyết toán để xác định chất nhờn tối ưu và các mức độ của phần cơ khí của robot này. Các hệ số này cần thiết cho việc xác định khả năng của robot bám dính trên bề mặt. Anette Hoso, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết thế hệ kế tiếp của robot ốc sên này là một loại robot ốc sên chuyển động nhanh hơn và dễ điều khiển hơn.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
