Robot sao Hỏa của NASA quay đầu khi gặp bãi đá "lưng cá sấu"

Bãi đá gồ ghề với những tảng đá sắc như dao trên hành tinh đỏ có thể đe dọa bánh xe của robot Curiosity, buộc phương tiện phải tìm lối đi khác.

Robot sao Hỏa của NASA quay đầu khi gặp bãi đá lưng cá sấu
Bãi đá hình vảy lưng cá sấu mà robot Curiosity gặp phải. (Ảnh: NASA)

Robot Curiosity của NASA đang chậm rãi leo lên những tầng thấp của núi Sharp, đỉnh núi ở trung tâm miệng hố Gale trên sao Hỏa. Nhưng đôi khi phương tiện phải đánh giá lại lộ trình và tìm lối đi tốt và an toàn hơn. Hôm 7/4, NASA thông báo Curiosity gặp phải những tảng đá sắc như lưỡi dao ở khu vực có địa hình giống vảy lưng cá sấu tại Greenheugh Pediment, vùng dốc gồ ghề bao gồm nhiều sa thạch. Robot tự hành đang khám phá khu vực và xem xét đường đi tiếp cho tới khi các kỹ sư chú ý tới bãi đá. Curiosity buộc phải quay đầu và thay đổi lộ trình.

"Từ ảnh chụp của Curiosity, rõ ràng bãi đá không phù hợp với bánh xe", Megan Lin, quản lý dự án Curiosity ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, cho biết. "Robot sẽ đi rất chậm và chúng tôi sẽ không thể điều khiển phương tiện".

Curiosity trang bị bộ bánh xe bằng nhôm. Từ khi hạ cánh trên sao Hỏa năm 2012, các bánh xe của nó đã bị hư hỏng, nhưng việc điều chỉnh lộ trình và cách robot xử lý hành trình giúp kéo dài tuổi thọ bánh xe. Nhóm kỹ sư phụ trách dự án hy vọng bộ bánh xe có thể hoạt động cho tới hết nhiệm vụ.

Núi Sharp cao 3,4km. Đây là điểm nóng để thám hiểm sao Hỏa do các trầm tích lộ thiên và lịch sử lâu dài. Robot Curiosity đang tìm hiểu sao Hỏa từng có sự sống vi sinh vật hay không. Mục tiêu của robot tự hành không phải là leo lên đỉnh núi Sharp mà là kiểm tra những rìa đá thấp của ngọn núi. Theo NASA, bãi đá hình vảy lưng cá sấu không đáng để robot vượt qua xét theo độ khó của đường đi và mức độ mài mòn đối với bánh xe.

Curiosity sẽ quay lại một khu vực chuyển tiếp với những tảng đá được lưu giữ từ thời các hồ nước bắt đầu khô cạn, bị thay thế dần bởi suối và đụn cát, Abigail Fraeman, nhà khoa học trong dự án Curiosity ở JPL, cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Robot Chúc Dung của Trung Quốc chụp ảnh tự sướng trên sao Hỏa

Robot Chúc Dung của Trung Quốc chụp ảnh tự sướng trên sao Hỏa

Robot thăm dò sao Hỏa của Trung Quốc gửi về Trái Đất ảnh chụp tự sướng mới, cho thấy bề mặt bám bụi và vết bánh xe dài phía sau.

Đăng ngày: 28/03/2022
Tận dụng nước tiểu phi hành gia cùng năng lượng mặt trời tạo nhiên liệu trên sao Hỏa

Tận dụng nước tiểu phi hành gia cùng năng lượng mặt trời tạo nhiên liệu trên sao Hỏa

Các kỹ sư đang nghiên cứu một hệ thống chuyển đổi nước tiểu của phi hành gia thành nhiên liệu trên sao Hỏa bằng cách tận dụng năng lượng mặt trời.

Đăng ngày: 28/03/2022
Các nhà khoa học đo được vận tốc âm thanh trên sao Hỏa

Các nhà khoa học đo được vận tốc âm thanh trên sao Hỏa

Dựa vào dữ liệu do robot NASA thu thập, các nhà khoa học ước tính âm thanh truyền đi trên sao Hỏa với vận tốc khoảng 864km/h.

Đăng ngày: 26/03/2022
Tìm ra

Tìm ra "chìa khóa" để con người thở trên sao Hỏa

Không phải thiết bị công nghệ mới nào quá cao siêu, mà đó lại chính là các loài vi khuẩn bé nhỏ.

Đăng ngày: 22/03/2022
NASA chụp được nơi kỳ lạ ở sao Hỏa: Đây có phải là vùng sự sống?

NASA chụp được nơi kỳ lạ ở sao Hỏa: Đây có phải là vùng sự sống?

Một hình ảnh được công bố từ NASA về một vùng đất nhiều tầng lớp xen lẫn sắc trắng - xanh đẹp mắt ở sao Hỏa có thể ẩn chứa một tầng nước ngầm thú vị.

Đăng ngày: 18/03/2022
Quá trình hình thành và tan biến của cơn bão bụi rộng 4.000km trên sao Hỏa

Quá trình hình thành và tan biến của cơn bão bụi rộng 4.000km trên sao Hỏa

Tàu vũ trụ Hope của UAE quan sát quá trình hình thành và tan biến của cơn bão bụi khổng lồ ở bán cầu nam của sao Hỏa.

Đăng ngày: 16/03/2022
Robot Perseverance của NASA vướng đá sao Hỏa trong bánh xe

Robot Perseverance của NASA vướng đá sao Hỏa trong bánh xe

Ảnh chụp từ camera trước của robot Perseverance cho thấy một hòn đá sao Hỏa nằm trong rãnh bánh xe từ cuối tháng 2 và vẫn chưa tự rơi ra.

Đăng ngày: 15/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News