Robot thăm dò của NASA chụp bề mặt sao Hỏa giống Trái Đất
Hình ảnh toàn cảnh mới nhất do robot thăm dò Curiosity của NASA gửi về cho thấy bề mặt sao Hỏa rất giống vùng tây nam nước Mỹ.
Một bức ảnh chụp đỉnh Murray Buttes của robot Curiosity. (Ảnh: NASA).
Theo RT, ảnh chụp của Curiosity được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ trên trang web chính thức ngày hôm 19/8. Robot thăm dò sử dụng máy ảnh Mast Camera (Mastcam) để chụp hàng chục khung hình hôm 5/8/2016, 4 năm sau khi Curiosity hạ cánh bên trong miệng hố Gale.
Khu vực Curiosity chụp hình là Murray Buttes, một đỉnh đang hình thành ở núi Sharp trong miệng hố Gale. Đỉnh núi này được đặt theo tên nhà khoa học hành tinh Bruce Murray, giám đốc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực thuộc NASA, đơn vị phụ trách nhiệm vụ Curiosity.
Robot Curiosity đang thực hiện nhiệm vụ mở rộng trên hành tinh đỏ nhằm theo dõi quá trình phát triển hiện tại. Theo NASA, thiết bị thăm dò sẽ kiểm tra cách thức và lý do sao Hỏa biến thành mảnh đất khô cằn không còn phù hợp cho sự sống như trước đây.
Vào tháng 6 năm nay, Curiosity phát hiện lượng oxit mangan cao trên sao Hỏa, dấu hiệu chỉ ra nơi đây từng có lượng khí oxy dồi dào. "Cách duy nhất trên Trái Đất để tạo ra oxit mangan mà chúng tôi biết có liên quan tới oxy trong khí quyển hoặc vi khuẩn", Nina Lanza, nhà khoa học hành tinh ở Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở New Mexico, Mỹ, cho biết.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
