Robot thăm dò sao Hoả phải “thay não”
Robot Curiosity trên sao Hoả đang trải qua một ca “thay não” với phiên bản phần mềm cập nhật để chuẩn bị cho các sứ mệnh sắp tới, Phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA ở California vừa cho biết.
Cập nhật phần mềm là một trong các bước chuẩn bị cho nhiệm vụ như truyền động và sử dụng cánh tay robot rất khoẻ. Phiên bản phần mềm mới được cài đặt sẵn ở hai máy tính dự trữ của robot.
Phòng thí nghiệm động cơ phản lực (JPL) nói rằng phần mềm mới đã được lưu vào thẻ nhớ của robot trong chuyến bay từ trái đất lên Hành tinh đỏ từ tháng 11 năm 2011.
“Chúng tôi ngay từ đầu đã thiết kế để robot được cập nhật phần mềm cần thiết cho từng giai đoạn khác nhau của sứ mệnh", Ben Cichy, nhà thiết kế phần mềm cho JPL.
“Phiên bản phần mềm hiện nay mà Curiosity đang sử dụng tập trung vào nhiệm vụ hạ cánh, nên nhiều tính năng của phần mềm hiện nay chúng tôi không cần đến nữa", Cichy nói.
Xử lý hình ảnh để phát hiện chướng ngại vật là tính năng của phiên bản cập nhật mới, cho phép robot di chuyển lâu hơn bằng cách giúp nó tự chủ hơn trong việc phát hiện và tránh chướng ngại vật và di chuyển theo đường đi an toàn.
Một trong các bức ảnh màu toàn cảnh do robot Curiosity vừa chụp và gửi về trái đất.
Phiên bản cập nhật cũng sẽ giúp Curiosity sử dụng cánh bay robot. Trong khi Curiosity đang hoàn tất quá trình cập nhật phần mềm, các nhà khoa học NASA vẫn đang phân tích các bức ảnh về khung cảnh trong lòng chảo Gale do robot đã chụp và gửi về.
JPL đang thảo luận nên nghiên cứu sự vật gì trên sao Hoả sau khi đã thực hiện một số kiểm tra bước đầu.
Curiosity mang theo 10 thiết bị khoa học, lớn gấp 10 lần lượng thiết bị mà tàu Spirit và Opportunity mang theo trước đây.
Trong số đó có thiết bị phóng laser để kiểm tra thành phần đất đá từ xa. Curiosity sẽ sử dụng một máy khoan và chiếc xẻng ở cuối cánh tay robot để lấy mẫu đất đá, rồi sàng và phân loại lấy mẫu phân tích nhằm tìm ra bất kỳ dấu hiệu sự sống trước đây và hiện nay.
Các quan sát cho thấy trên Hành tinh Đỏ có đất sét và các khoáng chất sunphat ở các tầng đất dưới, cho thấy nơi đây từng ẩm ướt, JPL cho biết.
Thời gian để hoàn tất quá trình cập nhật phần mềm mới là khoảng 4 ngày. Trong khoảng thời gian này, mọi hoạt động khác đều bị tạm dừng. Lý do là để tránh bị nhiễu, và cho các kỹ sư đủ thời gian để hoàn thành và biết chắc robot đang vận hành đúng kế hoạch.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
