Robot trên sao Hỏa tê liệt vì sự cố máy tính
Sự cố máy tính khiến thiết bị thăm dò tự hành Curiosity trên sao Hỏa ngừng hoạt động. Sự cố dự kiến có thể kéo dài vài ngày.
John Grotzinger, một nhà khoa học của Viện Công nghệ California, nói rằng sự cố xảy ra khi Curiosity gửi dữ liệu radio về trái đất vào tối 17/3 theo giờ Mỹ, Space đưa tin.
"Đây không phải là sự kiện hiếm", Grotzinger phát biểu.
Một bức ảnh do Curiosity tự chụp trên sao Hỏa. (Ảnh: Space)
Rất có thể sự cố sẽ khiến Curiosity ngừng hoạt động trong vài ngày, đồng nghĩa với việc các nhà khoa học phải chờ dữ liệu khoa học của nó thêm vài ngày nữa.
Trước khi sự cố xảy ra, Curiosity đã gửi kết quả phân tích mẫu bụi trong một khối đá mà nó khoan từ tháng 2 về trái đất. Kết quả cho thấy cách đây ba tỷ năm, vi khuẩn có thể sống trong môi trường sao Hỏa.
Các thiết bị của Curiosity phát hiện một số hóa chất cần thiết đối với sự sống trong lượng bụi từ tảng đá - như lưu huỳnh, nitơ, hydro, oxy, phốt pho và carbon. Hỗn hợp của những chất đó cũng cung cấp năng lượng cho vi khuẩn nếu chúng tồn tại.
Lượng bụi từ viên đá cũng chứa các khoáng chất mà người ta thường thấy trong đất sét - một dấu hiệu cho thấy nước từng tồn tại trên hành tinh đỏ.
Diễn biến này xảy ra chỉ 7 tháng sau khi Curiosity đáp xuống sao Hỏa hồi tháng 8. Trong khi đó NASA muốn nó tìm kiếm bằng chứng về sự sống cổ xưa trên sao Hỏa trong hai năm.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
