Robot tự hành Thỏ Ngọc “nếm” đất Mặt trăng
Robot tự hành Thỏ Ngọc của tàu Hằng Nga 3 đã hoàn thành cuộc kiểm tra “nếm” đất đầu tiên trên Mặt trăng vào đêm thứ ba 14/1, BBC ngày 16/1 đưa tin.
>>> Tàu đổ bộ và tự hành của Trung Quốc được đánh thức
Trung tâm kiểm soát vũ trụ Bắc Kinh (BACC) cho biết Thỏ Ngọc đã sử dụng cánh tay cơ khí để khảo sát đất bề mặt Mặt trăng trong thời gian 30 phút và hoàn thành tốt cuộc kiểm tra “nếm” đất này.
Trung tâm kiểm soát vũ trụ Bắc Kinh đang điều khiển robot Thỏ Ngọc trên mặt trăng từ khoảng cách 380.000km. (Ảnh: people.com.cn)
Đại diện từ BACC Wu Fenglei nói, đây là một bước đột phá mới trong việc BACC điều khiển và kiểm soát một cánh tay cơ khí với độ chính xác cao trên bề mặt “chị Hằng” từ khoảng cách đến 380.000km.
Cuối tuần qua, Hằng Nga 3 và Thỏ Ngọc đã “thức giấc” tiếp tục nhiệm vụ nghiên cứu Mặt trăng sau thời gian ngủ đông kéo dài hai tuần. Hằng Nga 3 và Thỏ Ngọc được trang bị pin điện phóng xạ sử dụng đồng vị plutonium-238 để giữ các mạch điện được ấm bất chấp nhiệt độ xuống đến -180 độ C vào ban đêm.
Cận cảnh robot Thỏ Ngọc trên mặt trăng. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Trước đó, ngày 14/12, tàu Hằng Nga 3 đã hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt trăng. Tân Hoa Xã cho biết đây là lần đầu tiên kể từ năm 1976 tàu vũ trụ lại đáp xuống mặt trăng đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3, sau Mỹ và Liên Xô cũ, thực hiện thành công kỳ tích này.
Theo BACC, tàu Hằng Nga 3 sẽ hoạt động trên Mặt trăng trong thời gian 1 năm, trong khi đó robot Thỏ Ngọc sẽ hoạt động trong thời gian 3 tháng với nhiệm vụ khảo sát và thu thập dữ liệu khoa học về đất, đá và các miệng núi lửa trên bề mặt Mặt trăng.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
