Rome lần đầu mở cửa đường hầm bên dưới Đấu trường La Mã
Lần đầu tiên sau 2.000 năm, tầng hầm nơi võ sĩ giác đấu và động vật chờ tới lượt ra sân ở Đấu trường La Mã, đón khách sau thời gian dài trùng tu.
Hiện nay, khách tham quan có thể bước dọc lối đi trên nền gỗ, chiêm ngưỡng các hành lang và vòm nối liền với phòng chờ dưới lòng đất dành cho võ sĩ giác đấu và động vật trước khi vào thang máy lên vũ đài. Dưới thời La Mã cổ đại, những căn phòng này được chiếu sáng bằng nến. Nhưng sau khi tầng trệt của đấu trường bị phá hủy, người đứng ở các tầng trên có thể nhìn thấy rõ phòng chờ nhờ ánh sáng Mặt Trời chiếu rọi.
Phòng chờ bên dưới đấu trường La Mã trong thời gian trùng tu. (Ảnh: Tod).
Bộ Văn hóa Italy công bố dự án trùng tu phòng chờ và lối đi của đấu trường. Alfonsina Russo, giám đốc Công viên Khảo cổ Đấu trường La Mã, cho biết dự án sẽ giúp người dân hiểu rõ hơn công trình từng hoạt động như thế nào.
Dự án trùng tu kéo dài suốt thập kỷ qua được khởi xướng bởi giám đốc điều hành Diego Della Valle của công ty thời trang Tod và Cơ quan Di sản Khảo cổ Rome năm 2011. Tod đã đóng góp 30 triệu USD vào chi phí trùng tu. Dự án diễn ra theo 3 giai đoạn, bắt đầu từ dọn dẹp kỹ lưỡng mặt tiền đấu trường, sau đó tiến tới khu vực dưới lòng đất. Việc trùng tu phòng chờ dưới lòng đất bắt đầu năm 2018.
Dự án khôi phục Đấu trường La Mã quy tụ nhiều nhà khảo cổ, chuyên gia phục dựng, kỹ sư và kiến trúc sư. Họ sử dụng khảo sát ảnh, lập bản đồ mặt đất, vệ sinh bụi, cặn lắng và tổ chức vi sinh vật như tảo và địa y. Ở một số khu vực, đội trùng tu phải di dời tàn tích của những lần tu sửa trước vốn đã mục nát theo thời gian và thay thế bằng vật liệu đáng tin cậy hơn. Các chuyên gia cũng lắp đặt hệ thống giúp giảm tình trạng ngấm nước ở đá nền, một trong những nguyên nhân chính gây mục nát.
Đấu trường La Mã được xây dựng bởi hoàng đế Vespasian vào năm 72 trước Công nguyên và hoàn thành sau 8 năm. Con trai của Vespasian là Titus khánh thành đấu trường với 100 ngày thi đấu, bao gồm đánh trận giả, đối đầu với thú dữ và trận chiến giữa các võ sĩ giác đấu. Theo sử gia cổ đại Eutropius, 5.000 con vật đã bị giết chết trong những trận đấu này.
Ở thời kỳ huy hoàng, đấu trường có thể chứa 50.000 - 70.000 khán giả. Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ, công trình được sử dụng như nhà ở và nguồn vật liệu cho các kiến trúc khác quanh thành phố.

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật
Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra
Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở
Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.
