"Rợn người" cảnh hàng chục con cá mập rỉa xác cá voi khổng lồ
Khoảnh khắc đàn cá mập hàng chục con đồng loạt kéo tới xâu xé ăn xác cá voi khổng lồ được camera ghi lại trọn vẹn, khiến người xem "thót tim".
Xác một con cá voi khổng lồ với kích thước chừng 20 m đã gây náo loạn vùng nước sâu tại vùng cầu cảng phía tây Australia khi đàn cá mập đồng loạt lao tới xâu xé.
Cá mập kéo tới "thưởng thức bữa tiệc" từ xác cá voi.
Được biết, xác con vật được phát hiện vào sáng sớm ngày 15/11 tại vùng ven biển đảo Rottnest đã thu hút hàng chục con cá mập kéo tới "thưởng thức bữa tiệc".
Tuy nhiên tới ngày 16/11, nó đã trôi dạt vào gần khu dân cư cách cầu cảng vịnh Thomson chỉ hơn 100m. Theo truyền thông địa phương, đàn cá mập khoảng 30 con, chủ yếu là cá mập hổ và cá mập copper.
Cảnh tượng "đẫm máu" xảy ra khi những con cá mập từ từ xuất hiện trên mặt nước, thu hút đám đông tụ tập trên cầu cảng theo dõi. Các chuyên gia cho biết, đây có thể là xác một con cá voi xanh hoặc cá voi xanh lùn.
Sự xuất hiện của đàn cá mập ăn thịt nguy hiểm buộc giới chức địa phương phải đóng cửa nhiều bãi tắm nổi tiếng ở vịnh Thomson, bãi biển Pinky và vịnh Longreach.
Sau đó, các chuyên gia đã dùng dây thừng đặt quanh đuôi con vật để kéo xác khỏi bờ và đưa tới khu vực khác để xử lý. Theo các chuyên gia, phần thịt cá vẫn còn rất tươi.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
