Tìm thấy tôm hùm "kẹo bông" 100 triệu con mới có một

Con tôm hùm màu xanh kẹo bông hiếm gặp mắc bẫy của ngư dân ở ngoài khơi bang Maine cuối tuần trước.

Các chuyên gia ước tính tỷ lệ phát hiện một con tôm hùm có lớp vỏ màu xanh lợt óng ánh đẹp mắt trong tự nhiên vào khoảng 1/100.000.000. Bill Coppersmith, nhân viên của công ty hải sản Get Maine Lobster ở Portland, Maine bắt được con tôm hùm độc đáo tên Haddie ở vịnh Casco.


Con tôm hùm có lớp vỏ màu xanh do khiếm khuyết di truyền. (Ảnh: Get Maine Lobster)

Tôm hùm sống ở vùng biển Đại Tây Dương của Bắc Mỹ thường có màu xanh lá cây - nâu sẫm và chuyển thành màu đỏ cam khi nấu chín. Nhưng một số con tôm hùm Mỹ có màu sắc khác thường như màu xanh dương, vàng, đỏ tươi, cam hoặc trắng. Vài cá thể thậm chí có lớp vỏ hai màu khác nhau phân đôi hai nửa cơ thể.

Theo tổ chức Maine Lobstermen's Community Alliance, khoảng 1/2.000.000 con tôm hùm có màu xanh dương trong khi tỷ lệ tìm thấy tôm hùm vàng là 1/30.000.000. Tôm hùm màu trắng và màu kẹo bông thuộc loại hiếm nhất với tỷ lệ 1/100.000.000 con.

Màu sắc của tôm hùm được xác định bởi sắc tố astaxanthin. Sắc tố này có màu đỏ tự nhiên nhưng chuyển thành màu xanh dương hoặc vàng khi liên kết với một vài loại protein. Thông thường, sắc tố ở các lớp khác nhau trong vỏ tôm hùm Mỹ tạo thành màu xanh lá cây - nâu sẫm. Tuy nhiên, nhiều con tôm bị khiếm khuyết di truyền, dẫn tới màu vỏ độc đáo.

Tôm hùm màu kẹo bông như con Coppersmith bắt được có lượng sắc tố rất thấp trong khi tôm hùm bạch tạng không có bất kỳ sắc tố nào. Màu vỏ quá nổi bật là một bất lợi đối với những con tôm hùm này bởi màu sắc tự nhiên giúp tôm hùm ngụy trang tốt hơn vào môi trường sống và lẩn tránh động vật săn mồi.

Coppersmith chia sẻ ông đã đánh bắt tôm hùm trong 40 năm và mới chỉ gặp hai con tôm hùm màu sắc đặc biệt (cam và trắng) trước Haddie. Coppersmith gọi nó theo tên cháu gái ông. Các nhân viên ở Get Maine Lobster chưa có kế hoạch bán hay chế biến Haddie. Thay vào đó, họ sẽ thảo luận với những tổ chức và thủy cung ở địa phương để xem liệu họ có thể nhận nuôi nó hay không.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News