Xác cá voi khổng lồ dài 19m dạt vào bờ biển
Các chuyên gia động vật đang chuẩn bị khám nghiệm xác của một con cá voi vây khổng lồ tại cảng Calais, miền bắc nước Pháp.
Theo tổ chức bảo tồn CMNF, sinh vật được phát hiện mắc cạn trên bờ biển Calais vào chiều hôm 6/11. Nó dài tới 19 m, nặng khoảng 15 tấn và là một con cái 30 năm tuổi.
Xác cá voi vây dạt vào cảng Calais vào cuối tuần trước. (Ảnh: AFP).
"Con cá voi vẫn còn sống khi đến cảng. Nó dường như đã bị ốm và tự tách khỏi đàn", người đứng đầu CMNF Jacky Karpouzopoulos nói với AFP. Đây là một hiện tượng hiếm gặp trong khu vực.
Do thể trạng yếu cùng những vết thương do đá gây ra khi mắc cạn, con vật đã chết trước khi các nỗ lực giải cứu được thực hiện. Trong một tuyên bố vào hôm qua, các nhà chức trách cho biết sẽ di dời xác cá voi tới một khu vực khác để khám nghiệm vào hôm 9/11, sau đó xử lý xác để hỏa táng.
Cá voi vây chết với nhiều vết thương nghiêm trọng trên cơ thể. (Ảnh: AFP)
Cá voi vây hay cá voi lưng xám (Balaenoptera physalus) là động vật có vú lớn thứ hai còn tồn tại trên Trái đất sau cá voi xanh. Chúng có thể phát triển tới chiều dài 24 m ở Bắc bán cầu và 27 m ở Nam bán cầu.
Loài cá voi này chủ yếu ăn cá nhỏ, mực và động vật giáp xác. Con trưởng thành có thể tiêu thụ tới hai tấn thức ăn mỗi ngày.
Mặc dù phân bố ở hầu khắp các đại dương trên thế giới, cá voi vây hiện bị liệt kê vào danh sách các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng của của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế do ô nhiễm môi trường sống và đánh bắt quá mức.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
