Rồng Komodo cái tự sinh sản mà không cần con đực

Charlie, một cá thể rồng Komodo cái ở sở thú Chattanooga, bang Tennessee, Mỹ đã đẻ ra 3 quả trứng và ấp nở thành các con con mà không cần giao phối với bất cứ con đực nào.

Theo CNN, mặc dù Charlie đã được ghép đôi với một con đực có tên là Kadal với hy vọng chúng sẽ giao phối và sinh sản hữu tính, nhưng cuối cùng thì không hiểu lý do gì mà Charlie lại sinh ra 3 con con - Onyx, Jasper và Flint - thông qua quá trình sinh sản đơn tính, tức là không cần sự tham gia của một con đực.

Rồng Komodo - loài bò sát lớn nhất thế giới - có khả năng sinh con mà không cần tới sự thụ tinh từ con đực. Các nhà khoa học đã ghi nhận nhiều trường hợp tương tự, và việc sinh sản đơn tính này chỉ xuất hiện ở khoảng 70 loài động vật có xương sống, theo tạp chí Scientific American.

Charlie cho ra 3 quả trứng vào tháng 8/2019, nhưng các nhân viên của sở thú không thể xác nhận việc Charlie có giao phối với Kadal hay không, vì vậy họ đã làm xét nghiệm ADN để xem ai là cha của rồng con.

Rồng Komodo cái tự sinh sản mà không cần con đực
Hai trong số ba con rồng Komodo con được sinh sản đơn tính từ con mẹ Charlie. (Ảnh: Vườn thú Chattanooga).

Kết quả cho thấy 3 con rồng Komodo con có bộ gene được lấy từ Charlie, và chúng là kết quả của quá trình sinh sản đơn tính.

"Kadal, bạn không phải là bố của lũ rồng con!", sở thú Chattanooga cho biết trong một thông báo trên Facebook.

Rồng Komodo đã tiến hoá để sinh sản bằng cả việc thụ tinh giữa con đực và con cái, cũng như việc sinh sản đơn tính. Nguyên nhân được cho là vì chúng sống khá biệt lập trong tự nhiên, và thường trở nên hung dữ khi có con khác đến làm quen, theo các chuyên gia của sở thú.

Theo tạp chí Scientific American, sinh sản đơn tính xảy ra khi một trứng ở con cái thụ tinh với một trứng khác, thay vì tinh trùng của một con đực. Quá trình này được gọi là sự tạo noãn, dẫn tới sự hình thành một thể cực với bản sao ADN của trứng.

"Thường thì thể cực này sẽ co lại và biến mất. Tuy nhiên trong trường hợp của rồng Komodo, các thể cực đã hoạt động như một tinh trùng và biến trứng thành các phôi", nghiên cứu của Scientific American cho biết.

Rồng Komodo cái chỉ mang theo nhiễm sắc thể giới tính WZ, trong khi rồng Komodo đực thì mang nhiễm sắc thể giới tính ZZ. Khi việc sinh sản đơn tính xuất hiện, con mẹ chỉ có thể tạo ra các nhiễm sắc thể WW hoặc ZZ, nhưng vì trứng WW không thể tồn tại nên tất cả những con con được sinh ra theo quá trình này đều mang nhiễm sắc thể ZZ - tức là đều là những con đực.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lạc giữa vương quốc rắn ở Việt Nam, đủ loại từ hiền đến kịch độc

Lạc giữa vương quốc rắn ở Việt Nam, đủ loại từ hiền đến kịch độc

Nếu thuộc tuýp yêu thiên nhiên hoang dã, du khách nên đến xem "vương quốc rắn" đủ sắc màu gồm cả những loài có độc tố cao ngay tại Việt Nam.

Đăng ngày: 12/03/2020
Tại sao nhựa là một điểm thu hút chết người đối với rùa biển?

Tại sao nhựa là một điểm thu hút chết người đối với rùa biển?

Các nhà khoa học có bằng chứng mới để giải thích tại sao nhựa lại nguy hiểm đối với rùa biển: các loài động vật nhầm lẫn mùi hương của nhựa với thức ăn.

Đăng ngày: 11/03/2020
Tại sao loài chó có mũi lạnh hơn nhiệt độ bình thường?

Tại sao loài chó có mũi lạnh hơn nhiệt độ bình thường?

Theo một nghiên cứu mới, loài chó có mũi lạnh hơn bình thường không phải ngẫu nhiên mà vì chúng là máy dò nhiệt siêu nhạy.

Đăng ngày: 09/03/2020
Vì sao mèo nhà có bàn chân màu trắng?

Vì sao mèo nhà có bàn chân màu trắng?

Nếu bạn nhìn thấy một con mèo nhà, tỷ lệ cao là nó sẽ có bàn chân màu trắng. Nhưng chi tiết này lại rất ít gặp trên bàn chân của mèo rừng, loài vật có họ hàng với mèo nhà.

Đăng ngày: 08/03/2020
Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Đăng ngày: 06/03/2020
Loài vẹt có khả năng cân nhắc rủi ro để đưa ra quyết định

Loài vẹt có khả năng cân nhắc rủi ro để đưa ra quyết định

Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là lần đầu tiên kỹ năng chỉ có ở con người này được tìm thấy ở một loại động vật khác.

Đăng ngày: 05/03/2020
Vì sao chuột túi Wallaby mang thai suốt cả tuổi trẻ?

Vì sao chuột túi Wallaby mang thai suốt cả tuổi trẻ?

Chuột túi Wallaby có 2 tử cung, mỗi cái có buồng trứng và cổ tử cung riêng khiến nó có thể ở tình trạng mang thai suốt trưởng thành. Thậm chí, loài này có thể mang thai chỉ từ 1 - 2 ngày trước khi sinh một đứa con khác ở trong bụng.

Đăng ngày: 04/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News