Rùa Jonathan trở thành động vật sống lâu nhất trên cạn, 190 tuổi vẫn giao phối tốt

Theo Fox News, Jonathan lần đầu tiên tới nơi ở hiện nay của nó trên đảo Saint Helena ở Nam Đại Tây Dương vào năm 1882. Vào thời gian đó, con rùa được cho là 50 tuổi.


Jonathan trở thành động vật trên cạn sống lâu nhất thế giới. (Ảnh: Gianluigi Guercia/AFP).

Hiện nay, ở tuổi 190, Jonathan dài 122 cm, giữ nguyên kích thước khi nó tới đảo. Jonathan thuộc loài rùa khổng lồ Seychelles, trưởng thành đầy đủ khi 50 tuổi.

Một số nhà tự nhiên học cho rằng nó thậm chí có thể già hơn. Dù sống thọ, Jonathan mới chỉ thu hút sự chú ý trên khắp thế giới vào năm 2008 khi trang Independent đưa tin con vật tròn 176 tuổi.

Theo nguồn tin trên, Jonathan sống lâu hơn nhiều so với tuổi thọ trung bình của rùa khổng lồ Seychelles là 150 tuổi. Con rùa chỉ 5 tuổi khi nữ hoàng Anh lên ngôi và sống qua hai lần Thế chiến. Nó cũng sống qua 39 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ.

Ước tính ra đời năm 1832, Jonathan sống phần lớn cuộc đời trong ngôi nhà ở đồn điền của thống đốc. Nó có thể được xem như biểu tượng của hòn đảo. Hình ảnh của Jonathan thậm chí xuất hiện ở mặt sau đồng 5 xu của đảo Saint Helena.

Các nhà khoa học thậm chí từng nghiên cứu Jonathan để xác định những lợi ích sức khỏe có thể thu được từ chế độ ăn và tế bào của nó. Do tế bào của Jonathan không đột biến theo cách tương tự tế bào con người, giới nghiên cứu hy vọng nó có thể hé lộ bí quyết đối phó bệnh ung thư ở người.

Theo Đài CNN, ở St. Helena, rùa Jonathan thật sự là nhân vật nổi tiếng. Jonathan đang sống cùng 3 con rùa khổng lồ khác, lần lượt tên David, Emma và Fred.

Dù tuổi già khiến Jonathan bị mù và mất đi năng lực mùi, thính giác của rùa vẫn tốt, vẫn phản ứng tốt khi nghe âm thanh của bác sĩ thú y chăm sóc mình.

Bất chấp tuổi cao, Jonathan vẫn thường xuyên giao phối với Emma (rùa cái) và đôi khi cả với Fred (rùa đực).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 29/04/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
Động vật rừng Việt Nam (1)

Động vật rừng Việt Nam (1)

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur: Loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã

Gaur, còn được gọi là "bò rừng Ấn Độ" hay bò tót, là loài lớn nhất và cao nhất trong số các loài gia súc hoang dã. Chúng là họ hàng gần của gia súc thuần hóa.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News