Rùng mình khi cơ thể người đàn ông "bốc hơi" chỉ còn trơ xương

Xương của người đần ông bị nhuốm đỏ máu, bởi chỉ vài giây trước đó, toàn bộ da thịt của người này "bốc hơi" hoàn toàn.

Núi lửa Vesuvius đã trải qua 8 vụ phun trào lớn trong 17.000 năm qua. Vụ phun trào năm 79 Công nguyên là một trong những vụ phun trào cổ đại nổi tiếng được biết đến nhiều nhất trên thế giới, và có thể đã giết chết hơn 16.000 người.

Rùng mình khi cơ thể người đàn ông bốc hơi chỉ còn trơ xương
Nạn nhân của vụ phun trào núi lửa Vesuvius.

Tro, bùn và đá từ vụ phun trào này đã chôn vùi và phá hủy hàng loạt các thành phố La Mã cổ đại là Pompeii, Herculaneum, Oplontis và Stabiae, chưa kể các vùng định cư nhỏ lẻ khác cũng bị tro nóng vùi lấp.

Riêng thành phố Pompeii nổi tiếng với lớp tro nóng hình thành xung quanh các nạn nhân của vụ phun trào - Những người không may bị chết ngạt vì tro bụi trong không khí, sau đó tro bụi bao phủ họ và lưu giữ những chi tiết đáng kinh ngạc về quần áo cũng như khuôn mặt của họ.

Hài cốt kể chuyện

Việc khảo cổ khu vực cổ đại chứng kiến thảm họa kinh hoàng này, các chuyên gia đã hiểu được rất nhiều câu chuyện cách đây hàng nghìn năm.

Cụ thể, hãng tin ANSA của Ý cho biết các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra bộ xương của một người đàn ông thiệt mạng do núi lửa Vesuvius phun trào vào năm 79 CN, cung cấp những hiểu biết mới về một trong những vụ phun trào núi lửa nổi tiếng nhất trong lịch sử.

Rùng mình khi cơ thể người đàn ông bốc hơi chỉ còn trơ xương
Núi lửa Vesuvius: Một vụ phun trào núi lửa tạo ra con đường magma chết chóc dưới chân núi, 1760-1761. Tranh khắc màu của họa sĩ Ý Pietro Fabris.

Theo đó, người đàn ông, được các nhà nghiên cứu tin rằng khoảng từ 40 đến 45 tuổi, đã bị giết chỉ cách biển vài bước chân ở thị trấn Herculaneum cổ đại của La Mã khi anh ta cố gắng trốn thoát sau khi chứng kiến cảnh tưởng núi lửa phun trào dữ dội.

Anh ta mang theo một chiếc hộp gỗ có chứa một chiếc nhẫn, đây có thể là vật sở hữu quý giá nhất của anh ta, The Times cho biết. Cũng có thể người đàn ông ấy đang lên kế hoạch cầu hôn bạn gái nhưng rồi thảm kịch bất ngờ này đã cướp đi tất cả dự định, kể cả mạng sống của mình.

Các nhà khảo cổ cho biết, bộ hài cốt được phát hiện trong cuộc khai quật vào tháng 10/2021. Tiến hành nghiên cứu bộ hài cốt, các chuyên gia cho biết: "Những khoảnh khắc cuối cùng ở đây diễn ra tức thì và thật khủng khiếp".

"Nhiệt độ tỏa ra từ núi lửa xuống thị trấn lên đến 300-400 độ, thậm chí theo một số nghiên cứu có thể lên đến 500-700 độ C. Một đám mây nóng trắng chạy về phía biển với tốc độ 100km/giờ, dày đặc đến mức không có oxy" - các nhà nghiên cứu cho biết.

Và người đàn ông trên tay có hộp nhẫn đó sau khoảnh khắc nhìn cột dung nham nổ tung lên không trung đã chạy không kịp. Xương của người này bị nhuốm đỏ máu, bởi chỉ vài giây trước đó, toàn bộ da thịt của người này 'bốc hơi' hoàn toàn do bị magma, tro và khí nóng đổ ụp xuống.

Rùng mình khi cơ thể người đàn ông bốc hơi chỉ còn trơ xương
Hài cốt không nguyên vẹn của người đàn ông. (Ảnh: Ciro Fusco / AP)

Pierpaolo Petrone, một nhà nhân chủng học và khảo cổ học, cho biết: "Chúng (magma, tro và khí nóng) đã đốt hết quần áo và làm "bốc hơi" da thịt của anh ấy. Cái chết xảy ra ngay lập tức".

Sự thảm khốc chưa dừng ở đó, hộp sọ của người này không còn. Thanh xà trên mái nhà đã đổ ụp xuống, làm nát sọ người này, ANSA đưa tin.

Điều bất thường là bộ xương hướng về phía núi lửa Vesuvius, điều này cho thấy rằng anh ta đã quay mặt về phía đám mây khí nóng và vật chất núi lửa đang hoạt động. Rất có thể, người này đã quay lại nhìn nó trước khi kịp chạy đi như bao nhiêu người khác.

"Bởi hầu hết những người (hài cốt) chúng tôi tìm thấy ở Herculaneum đều cúi gằm mặt. Sự tò mò có thể đã giết người này ở tư thế khác với những nạn nhân khác" - Pierpaolo Petrone nói.

Các nhà nghiên cứu hiện chưa rõ về danh tính của người đàn ông và tự hỏi tại sao anh ta không trú ẩn cùng những người khác. Bởi, người ta cũng phát hiện hầm trú ẩn cạnh đó có khoảng 300 bộ hài cốt khác nhau.

Rùng mình khi cơ thể người đàn ông bốc hơi chỉ còn trơ xương
Phôi thạch cao mô tả lại những nạn nhân đã chết trong khi trú ẩn trong vụ núi lửa Vesuvius phun trào. (Ảnh Flory / iStock / Getty)

Một số chuyên gia cho rằng anh ta không phải là một người giàu có, bằng chứng là chiếc nhẫn anh ta đang mang. Chiếc nhẫn có màu hơi đỏ, rất có thể đó là sắt. Và đó có thể là tất cả những gì quý giá nhất với người này - Nhà khảo cổ học Ivan Varriale nói với The Times.

Hàng nghìn năm trước, Herculaneum là một thị trấn ven biển được những người La Mã giàu có ưa thích. Thị trấn cổ kính hiện nằm bên dưới thành phố Ercolano hiện đại của Ý.

Núi lửa duy nhất còn hoạt động ở lục địa châu Âu

Vesuvius là núi lửa còn hoạt động duy nhất ở lục địa châu Âu và đã tạo ra một số vụ phun trào núi lửa lớn nhất lục địa. Nằm trên bờ biển phía tây của Ý, nó nhìn ra Vịnh, thành phố Naples và nằm trong miệng núi lửa Somma cổ đại.

Mặc dù lần phun trào cuối cùng của núi lửa Vesuvius là vào năm 1944, nhưng nó vẫn thể hiện mối nguy hiểm lớn đối với các thành phố xung quanh nó, đặc biệt là đô thị sầm uất của Naples, nơi có hàng triệu người sinh sống.

Vụ phun trào Vesuvius năm 79 Công nguyên là lý do tại sao các nhà núi lửa học sử dụng cụm từ "Plinian" để mô tả các đám mây phun trào núi lửa lớn. Cụm từ này lấy theo tên của Pliny the Younger, một nhà sử học La Mã từng chứng kiến vụ phun trào năm 79 sau Công nguyên, đã viết mô tả cổ nhất còn sót lại về đám mây hình cây cao nhô lên trên núi lửa.

Các nhà núi lửa học hiện đại sử dụng thuật ngữ này để mô tả những vụ phun trào dữ dội, khối lượng lớn tạo ra những đám mây đá, tro và khí đang mở rộng nhanh chóng, bốc lên nhiều km trong khí quyển. Một số ví dụ gần đây hơn về các vụ phun trào Plinian bao gồm Núi St. Helens vào năm 1980 và Pinatubo vào năm 1990.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn người phụ nữ quyền lực với đôi bông tai khổng lồ

Bí ẩn người phụ nữ quyền lực với đôi bông tai khổng lồ

Thách thức lớn nhất đối với việc tái tạo khuôn mặt này là phần trên hộp sọ của người phụ nữ không tồn tại qua nhiều thời đại.

Đăng ngày: 07/12/2021
Kon Tum: Giải mã bức tượng đá cổ ở núi Ngọc Linh

Kon Tum: Giải mã bức tượng đá cổ ở núi Ngọc Linh

Một bức tượng đá được phát hiện năm 1979 tại vùng lõi dãy núi Ngọc Linh ở phía Bắc tỉnh Kon Tum. Việc xác định lai lịch bức tượng nhằm định hình lịch sử của vùng đất này trong quá khứ.

Đăng ngày: 07/12/2021
Hai sinh vật tuyệt chủng xuất hiện nguyên vẹn sau 400 triệu năm

Hai sinh vật tuyệt chủng xuất hiện nguyên vẹn sau 400 triệu năm

Hai cái tên mang màu sắc huyền thoại Excalibur và Shuriken đã được các nhà cổ sinh vật học đặt cho hai sinh vật đến từ thế giới đã mất trước kỷ Devon của Trái Đất.

Đăng ngày: 07/12/2021
Lần đầu tiên phát hiện một đàn khủng long hóa thạch tại Ý

Lần đầu tiên phát hiện một đàn khủng long hóa thạch tại Ý

Lần đầu tiên ở Ý, hóa thạch của 11 con khủng long đã được khai quật, trong đó có bộ xương khủng long lớn nhất và hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy tại “đất nước hình chiếc ủng”.

Đăng ngày: 06/12/2021
Khai quật được chiếc đĩa bạc có hình nữ thần Scythia ngực trần

Khai quật được chiếc đĩa bạc có hình nữ thần Scythia ngực trần

Các nhà khảo cổ Nga đã phát hiện ra một chiếc đĩa bạc được trang trí bằng hình ảnh của một nữ thần người Scythia để ngực trần.

Đăng ngày: 06/12/2021
Ngôi mộ 3.300 năm chứa đầy trang sức vàng và đá quý

Ngôi mộ 3.300 năm chứa đầy trang sức vàng và đá quý

Một nhóm nghiên cứu tìm thấy nhiều đồ mai táng bằng vàng, bạc đồng cùng các loại đá quý như ngọc hồng, đá lưu ly và hổ phách trong mộ của gia đình quý tộc thời Đồ đồng.

Đăng ngày: 04/12/2021
Chile phát hiện loài khủng long “bọc thép” mới có chiếc đuôi kỳ lạ

Chile phát hiện loài khủng long “bọc thép” mới có chiếc đuôi kỳ lạ

Hóa thạch của loài khủng long “bọc thép” mới được phát hiện tại Chile đang khiến giới khoa học sửng sốt vì nó có chiếc đuôi không giống với bất kỳ loài khủng long nào khác.

Đăng ngày: 04/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News