Rùng mình thứ có thể nuốt chửng Trái đất ngay trong Hệ Mặt trời
Quái vật màu đỏ của sao Mộc có thể sâu hơn 480 km và thừa sức nuốt gọn Trái đất.
Tuyên bố mới của NASA, dựa trên kết quả thăm dò của tàu vũ trụ Juno, cho thấy Great Red Spot - cơn bão màu đỏ nổi tiếng của sao Mộc sâu một cách đáng ngạc nhiên. Cho dù đã bị thu nhỏ lại đáng kể trong những năm qua, con "quái vật" màu đỏ này vẫn sâu từ 350 đến hơn 480km và có đường kính 16.000km.
Dữ liệu mới về sao Mộc cho thấy chỉ cơn bão màu đỏ của nó thôi đã thừa sức nuốt gọn Trái đất - (Ảnh: NASA).
Theo Daily Mail, mô hình 3D của cơn bão cho thấy với độ sâu đó, nó thừa mạnh mẽ để nuốt gọn Trái đất và các hành tinh đá khác của Hệ Mặt trời, nếu như hành tinh của chúng ta "can đảm" tiến tới gần.
Trong bài công bố mới đây trên tạp chí Science, tiến sĩ Scott Bolton từ Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI), nhà nghiên cứu chính của sứ mệnh Juno, cho biết ngoài cơn bão màu đỏ còn có hàng ngàn cơn bão khổng lồ khác hoành hành trong "biển mây" tuyệt đẹp của sao Mộc, tất cả đều sâu hơn so với dự kiến ban đầu.
Phát hiện mới này góp phần đưa đến cái nhìn tổng quan về cách bầu khí quyển dày đặc của sao Mộc hoạt động. Là hành tinh khí gần chúng ta nhất, sao Mộc là "cánh cửa sổ" dẫn ra thế giới của dạng hành tinh khác biệt so với các thế giới như Trái đất, vốn có lớp khí quyển chiếm chủ yếu khối lượng của hành tinh thay vì lớp vỏ và lớp phủ như hành tinh của chúng ta.
Juno đã có tổng cộng 37 chuyến bay quanh quỹ đạo của sao Mộc và hiện tại đang cố gắng đo độ sâu của các cơn lốc xoáy. Cũng nhờ Juno, các nhà khoa học biết được rằng hành tinh có một bầu khí quyển giàu amoniac và cả hơi nước. NASA từng tuyên bố thế giới này vẫn có khả năng sở hữu một "dạng sống kỳ lạ" dù đầy bão tố.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
