Rút ngắn thời gian trồng răng giả nhờ chân răng 3D

Với phương pháp sử dụng chân răng in 3D mới, các bệnh nhân sẽ rút ngắn được 6 tháng điều trị, đặc biệt họ có thể tiết kiệm được khoảng 34 triệu đồng.

Việc điều trị nha khoa luôn gây nên một số bất tiện cho người bệnh trong thời gian dài. Tuy nhiên, với phương pháp mới do Trung tâm Nha khoa Quốc gia Singapore phát triển, người bệnh sẽ vừa tiết kiệm được chi phí, cũng như rút ngắn thời gian điều trị.


Trung tâm Nha khoa Quốc gia Singapore phát triển chân răng in 3D.

Thiết bị nhỏ này có thể giúp các bệnh nhân trồng răng giả. Thông thường, các bệnh nhân sẽ phải lấy khuôn để làm mô hình răng, sau đó bác sĩ mới có thể làm răng giả cho bệnh nhân. Các bác sĩ cần chắc chắn rằng, chân răng giả sẽ chắc và giúp người bệnh không bị đau khi ăn uống.

Tuy nhiên, với phương pháp chân răng in 3D mới, các bệnh nhân sẽ rút ngắn được 6 tháng điều trị, và hơn cả, là họ có thể tiết kiệm được khoảng 2.000 đô la Singapore, tương đương với khoảng 34 triệu đồng.


Chân răng 3D được in với chất liệu canxi, giống như kết cấu răng tự nhiên của con người.

Goh Bee Tin, Đại diện Trung tâm Chỉnh hình Răng Hàm Mặt Singapore chia sẻ: “Chân răng 3D sẽ được in với chất liệu canxi, giống như kết cấu răng tự nhiên của con người. Chúng sẽ tiếp tục phát triển khi được cấy vào hàm, tạo ổ chắc chắn để gắn đinh vít của răng giả”.

Phương pháp mới hiện được chỉ định điều trị cho trẻ từ 15 tuổi trở lên, và được áp dụng tại các trung tâm nha khoa trên toàn Singapore.

Công nghiệp in 3D ngày càng phát triển và đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Y tế nói chung, hay nha khoa nói riêng cũng đang tận dụng rất tốt những lợi ích của công nghệ hiện đại này. Chân răng in 3D mà các nhà Singapore đang phát triển là một trong những minh chứng rất rõ cho điều này.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên công nghệ in 3D được các nhà khoa học sử dụng trong nha khoa. Trước đó, vào năm 2015, các nhà nghiên cứu Hà Lan đã thành công trong việc tạo ra những chiếc răng in 3D bằng một loại nhựa kháng khuẩn, có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại trong miệng.

Loại nhựa được sử dụng có thành phần muối amoni bậc 4, tích điện dương. Màng tế bào vi khuẩn tích điện âm khi tiếp xúc với nó sẽ bị phá hủy.


Răng in 3D của các nhà khoa học Hà Lan có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại trong miệng.

"Loại vật liệu này có thể diệt khuẩn theo cách tiếp xúc, nhưng đồng thời nó cũng vô hại với các tế bào người", Andreas Herrmann, một thành viên của nhóm nghiên cứu, Đại học Groningen trao đổi với New Scientist.

Để thử nghiệm tính hiệu quả của nhựa kháng khuẩn, các mẫu nhựa được phủ trong hỗn hợp nước bọt và vi khuẩn Streptococcus mutans, nguyên nhân chính gây sâu răng. Kết quả cho thấy tới 99% vi khuẩn bị tiêu diệt, trong khi nếu không có nhựa, 99% vi khuẩn còn tồn tại.

Các nhà nghiên cứu cho biết, ứng dụng của họ không chỉ dừng lại ở nha khoa mà còn mở trọng trong các lĩnh vực khác như chế tạo các miếng đệm và các bộ phận bằng nhựa trong chỉnh hình hông và đầu gối, hoặc các lĩnh vực ngoài y tế như túi đựng thực phẩm, làm sạch nước, thậm chí cả đồ chơi trẻ em.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News