Sa mạc Sahara bất ngờ ngập lụt vì mưa dông, hồ cạn khô 50 năm giờ đầy nước
Nói đến sa mạc Sahara, hẳn ai cũng nghĩ tới cái nóng gay gắt và mênh mông là cát khô cằn. Nhưng thật bất ngờ, nhiều khu vực của sa mạc này đã bị ngập lụt sau mưa lớn.
Mưa lớn hiếm hoi đã khiến nhiều khu vực ở sa mạc Sahara xuất hiện những vùng nước mát, khiến ở đây có nhiều nước hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong hàng thập kỷ qua.
Sa mạc Sahara là một trong những nơi khô cằn nhất thế giới và ở thời điểm này trong năm thì gần như chẳng bao giờ có mưa. Nhưng Chính phủ Morocco cho biết, 2 ngày mưa lớn gần đây đã đem đến lượng mưa nhiều hơn mức trung bình cả năm ở một số khu vực.
Sa mạc ở phía Đông Nam của Morocco là một trong những nơi khô cằn nhất thế giới, vậy mà giờ ngập nước. (Ảnh: AP).
Mưa dông đã tạo ra hình ảnh rất lạ mắt, với nước ngập giữa cát ở Sahara. Các vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy nước tràn đầy trong hồ Iquiri, một hồ nổi tiếng vốn đã khô cạn suốt 50 năm nay.
Mưa dông đã đem đến lượng nước mưa nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong hàng thập kỷ qua tại khu vực sa mạc Sahara. (Ảnh: AP).
Theo các nhà khí tượng thì những cơn mưa ở sa mạc Sahara như thế này là bão ngoài nhiệt đới, có thể làm thay đổi thời tiết của khu vực trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm tới vì không khí giữ nhiều hơi ẩm hơn, bốc hơi nhiều hơn và lại tạo ra nhiều mưa dông hoặc bão hơn.
Xe đưa du khách tới cạnh một cái hồ được tạo ra bởi mưa lớn hiếm hoi tại thị trấn sa mạc Merzouga (Morocco). (Ảnh: AP).
Lượng mưa lớn ở khu vực này thực sự là rất hiếm khi mà phần lớn Morocco đã phải chịu hạn hán 6 năm liên tiếp, theo AP. Tuy nhiên, cũng chưa rõ lượng mưa này có thể làm giảm tình trạng hạn hán đến mức nào. Mà thực tế, nước tràn qua cát đã khiến hơn 20 người thiệt mạng ở Morocco và Algeria, và còn làm hư hại mùa màng của nhiều nông dân. Vì vậy, Chính phủ các nước này đã phải hỗ trợ người dân bằng quỹ khẩn cấp, nhất là ở những nơi bị ảnh hưởng bởi trận động đất một năm trước.

Những điều kỳ lạ về dòng sông đang nghi chứa kho báu 3 tấn vàng quân đội Nhật chôn giấu
Dòng sông này là một trong những sông lớn nhất của tỉnh Bình Thuận.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam
Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Lý do đường băng nóng chảy, đường ray biến dạng ở Anh
Ở một quốc gia có khí hậu ôn đới như Anh, đợt nắng nóng kỷ lục gần đây đã tạo ra thách thức đối với cơ sở hạ tầng và khiến hệ thống giao thông đối mặt với một loạt vấn đề.

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?
Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
