Sa mạc Sahara khô cằn từng là nơi những sinh vật biển lớn nhất cư ngụ

Từ những hóa thạch tìm thấy ở sa mạc Sahara, phía bắc Mali, các nhà khoa học tái tạo hình ảnh các loài vật đã tuyệt chủng và phát hiện nhiều điều bất ngờ.

Theo hình ảnh tái tạo, một số loài cá trê và rắn biển lớn nhất từng sống ở khu vực mà ngày nay là sa mạc Sahara. Vùng biển sâu 50m và bao phủ khu vực rộng lớn 3.000km2 ngày nay đã trở thành sa mạc cát lớn nhất thế giới - sa mạc Sahara.

Theo Guardian, trầm tích biển mà nó để lại chứa đầy hóa thạch, cho phép các nhà khoa học nghiên cứu một bức tranh toàn cảnh về khu vực này trước đây, cho thấy nó tràn đầy sự sống.

Sa mạc Sahara khô cằn từng là nơi những sinh vật biển lớn nhất cư ngụ
Các nhà khoa học đã tái tạo các loài vật tuyệt chủng từ các hóa thạch được tìm thấy ở sa mạc phía bắc Mali. (Ảnh: American Museum of Natural History 2019).

Khoảng 50-100 triệu năm trước, vùng bắc Mali trông giống Puerto Rico ngày nay. Khi mặt trời chiếu trên các khu rừng ngập mặn đầu tiên, các loài động vật thân mềm đã hiện diện dưới đáy biển nông, theo Maureen O’Leary, nhà cổ sinh vật học đứng đầu nhóm nghiên cứu.

Theo nghiên cứu của nhóm, vào cuối kỷ Phấn Trắng, đầu kỷ Paleogen, Sahara là nhà của các loài sinh vật khổng lồ: cá trê dài 1,6m, rắn biển dài hơn 12m và loài cá xương pycnodont dài 1,2m.

Sa mạc Sahara khô cằn từng là nơi những sinh vật biển lớn nhất cư ngụ
Hóa thạch răng cá và các phiên bản tái tạo. (Ảnh: American Museum of Natural History 2019).

Các nhà nghiên cứu sự tiến hóa của sinh vật cũng nói về hiện tượng đảo gigantism, nơi các loài động vật bị cô lập trên đảo có thể phát triển kích thước rất lớn. Có thể vì chúng có nhiều tài nguyên hơn, hoặc có ít động vật ăn thịt, hơn hoặc cả hai.

"Chúng tôi nảy ra ý tưởng rằng có thể đảo gigantism từng liên kết với các ốc đảo khác", bà O’Leary nói.

Mặc dù ngày nay sa mạc Sahara ít nước và thực vật hơn, nhưng vẫn còn những dấu hiệu của sự sống. Nó cũng là nơi sinh sống của nhiều người.

Tuy nhiên, theo bà O’Lear, để đổi lấy các công trình nghiên cứu, nhiều người đã phải bỏ mạng ở dưới các bãi cát phía bắc Mali.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ai Cập mở cửa 2 kim tự tháp cổ, hé lộ nhiều bí ẩn

Ai Cập mở cửa 2 kim tự tháp cổ, hé lộ nhiều bí ẩn

Chính quyền Ai Cập hôm 13/7 đã mở cửa 2 kim tự tháp cổ ở phía nam thủ đô Cairo, công bố phát hiện về nhiều cỗ quách với các xác ướp được bảo quản tốt.

Đăng ngày: 15/07/2019
40% người châu Á mang dấu vết cuộc hôn phối khác loài

40% người châu Á mang dấu vết cuộc hôn phối khác loài

Sau phát hiện chấn động về những cuộc hôn phối với loài người tuyệt chủng Neanderthals, các nhà khoa học tiếp tục tìm ra con cháu của người Denisovians ở châu Á.

Đăng ngày: 14/07/2019
Phát hiện hóa thạch chân chim kỳ lạ 99 triệu năm trong cục hổ phách

Phát hiện hóa thạch chân chim kỳ lạ 99 triệu năm trong cục hổ phách

Theo Guardian, hóa thạch chân chim này có phần kỳ lạ vì ngón chân giữa dài hơn các ngón còn lại. Nó được tìm thấy trong một cục hổ phách từ Myanmar.

Đăng ngày: 13/07/2019
Loài thằn lằn mới trong bụng khủng long 4 cánh hóa thạch 125 triệu năm

Loài thằn lằn mới trong bụng khủng long 4 cánh hóa thạch 125 triệu năm

Xác thằn lằn nguyên vẹn trong hóa thạch tìm thấy ở Liêu Ninh, Trung Quốc, hé lộ thói quen nuốt chửng con mồi của khủng long 4 cánh cổ đại.

Đăng ngày: 12/07/2019
Bí ẩn mái tóc người đàn bà vẫn đen mượt dù đã chết 3.000 năm

Bí ẩn mái tóc người đàn bà vẫn đen mượt dù đã chết 3.000 năm

Được đưa khỏi quan tài sau ngàn năm yên nghỉ, người đàn bà Ai Cập đã gây ngạc nhiên cho các nhà khoa học với suối tóc hãy còn đen mượt, nguyên nếp.

Đăng ngày: 12/07/2019
Vật táng trong ngôi mộ thời Tam Quốc hé lộ sự thật đen tối trong lịch sử giai đoạn này

Vật táng trong ngôi mộ thời Tam Quốc hé lộ sự thật đen tối trong lịch sử giai đoạn này

Sự thật về ngôi mộ cổ này vạch trần trước mắt hậu thế một sự thật đen tối liên quan tới thời kỳ Tam Quốc.

Đăng ngày: 12/07/2019
Hộp sọ người hiện đại lâu đời nhất ngoài châu Phi

Hộp sọ người hiện đại lâu đời nhất ngoài châu Phi

Phân tích hộp sọ 210.000 năm tuổi được tìm thấy ở Hy Lạp cho thấy người Homo sapiens đã di cư tới châu Âu sớm hơn rất nhiều.

Đăng ngày: 11/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News