"Sai lầm lớn nhất" của thiên tài Albert Einstein
Albert Einstein từng đưa ra hằng số vũ trụ và nhất quyết tin rằng vũ trụ luôn tĩnh, gạt bỏ ý kiến của các nhà khoa học khác.
Albert Einstein là một nhà khoa học vĩ đại, nhưng cũng có những sai lầm giống như bất cứ ai. Với bản thân ông, sai lầm khoa học lớn nhất của mình là "muốn vũ trụ đứng yên". Quan điểm này từng thúc đẩy Einstein sửa lại các phương trình của mình, nhưng ông đã sai khi sửa chúng, IFL Science hôm 16/6 đưa tin.
Nhà khoa học Albert Einstein năm 1947. (Ảnh: internet).
Năm 1915, Einstein công bố thuyết tương đối rộng, vượt xa giới hạn của thuyết tương đối hẹp. Nó trở thành một lý thuyết toàn diện về lực hấp dẫn, không chỉ giải thích vũ trụ này mà cả những vũ trụ rất khác. Tuy nhiên, trong phần mô tả về lực hấp dẫn mà ông viết cho vũ trụ của con người, ông nhận thấy một vấn đề.
Einstein và hầu hết các nhà khoa học thời đó tin rằng vũ trụ là tĩnh: nó luôn như vậy và chưa bao giờ thay đổi, ít nhất là ở quy mô lớn. Dải Ngân Hà vẫn luôn như vậy và sẽ không có gì thay đổi.
Nhưng khi thêm các con số vào phép tính để Dải Ngân Hà tồn tại vĩnh cửu, một điều đặc biệt xảy ra. Mọi thứ kết thúc ở cùng một điểm, sụp đổ trong một hố đen (hố đen cũng xuất hiện từ các phương trình nhưng thời đó chưa quan sát được). Dải Ngân Hà không phải đang sụp đổ, nên để giải quyết xung đột triết học, Einstein đã thêm một tham số vào phương trình: hằng số vũ trụ.
Hằng số vũ trụ không có sự chứng mình bằng quan sát nào ngoài việc mọi thứ đang không sụp đổ vào một điểm. Tuy nhiên, trong vật lý, việc đề xuất sự tồn tại của thứ gì đó trước khi quan sát được cũng không phải chưa từng xảy ra.
Khi tạo ra một tham số vật lý gắn liền với thứ gì đó có thể không tồn tại, có lẽ tác giả nên cởi mở đón nhận những gợi ý và sửa chữa. Tuy nhiên, Einstein khá nhạy cảm khi bị đặt vấn đề về nó. Ông chỉ trích và nhiều lần xúc phạm các nhà khoa học khi họ chỉ ra rằng lý thuyết và các quan sát của chính Einstein cũng bắt đầu mâu thuẫn với hằng số vũ trụ. Trong vòng hai thập kỷ, quan điểm thống nhất chung đã áp đảo Einstein nên ông quyết định từ bỏ hằng số vũ trụ, gọi đó là "sai lầm lớn nhất" của mình.
Tuy nhiên, câu chuyện chưa kết thúc tại đây. Năm 1998, các nhà thiên văn phát hiện, sự giãn nở của vũ trụ đang tăng tốc. Yếu tố thúc đẩy vô hình và bí ẩn được gọi là năng lượng tối. Và cách tốt nhất hiện nay để mô tả nó trong phương trình của thuyết tương đối rộng chính là một hằng số vũ trụ. Dù khác với tham số Einstein từng đưa ra, đó vẫn là một hằng số vũ trụ. Có thể trong tương lai, giới khoa học sẽ phát hiện năng lượng tối không giống những gì họ nghĩ và các phương trình lại bị thay đổi, nhưng những sai lầm sẽ tạo điều kiện cho con người mở cánh cổng khám phá không gian.

Than đá được hình thành như thế nào?
Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)
Hoa tiên ông hay còn gọi là hoa dạ lan hương, là một loài hoa có hương thơm dễ chịu, được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng vào các dịp lễ Tết.

Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu
Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.

Khi chị em sinh đôi cưới anh em sinh đôi và sinh con: Những đứa trẻ ngoại hình có giống nhau không?
Ví dụ thực tế của 2 cặp song sinh cùng trứng người Mỹ sẽ giải đáp cho thắc mắc muôn thuở này.

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.
