Sán dây cá voi - Loài ký sinh trùng dài nhất thế giới

Tetragonoporus calyptocephalus, trước đây gọi là Polygonoporus giganticus, là loài sán dây khổng lồ sống ở sâu trong ruột cá voi.

Nhiều loài sán dây đạt kích thước ấn tượng, nhưng chiều dài 40 m của T. calyptocephalus giúp chúng trở thành loài ký sinh trùng dài nhất hành tinh, theo IFL Science. Những loài sán phổ biến nhất tác động tới con người thường nằm trong mô của lợn, bò, cá hồi. Ở người, loài sán dài nhất không thể sánh với kích thước của T. calyptocephalus, nhưng một số loài vẫn sở hữu chiều dài ấn tượng.

Sán dây cá voi - Loài ký sinh trùng dài nhất thế giới
Sán dây cá voi có thể dài tới 40m. (Ảnh: Funnyjunk).

Một ví dụ nổi bật nằm ở Bảo tàng ký sinh trùng Meguro tại Tokyo, nơi đang trưng bày mẫu vật sán dây cá (Dibothriocephalus nihonkaiensis) dài 8,8 m. Đây là mẫu vật hiếm hoi của loài sán khổng lồ được lấy nguyên vẹn từ ruột người. Tuy nhiên, chúng có thể phát triển lớn hơn nhiều. Theo một bài báo năm 2009, sán dây cá có thể dài 2 - 15 m. Kích thước tối đa từng được ghi nhận ở loài này là 25 m.

Giới nghiên cứu cho biết sán dây đã ký sinh trong ruột trong ít nhất 99 triệu năm từ hóa thạch hổ phách độc đáo được mô tả vào tháng 3/2024. Đó là lần đầu tiên con người tìm thấy một phần cơ thể của chúng ở dạng hóa thạch. Trước đây, tất cả những gì được thu thập là trứng sán từ phân cá mập kỷ Permi.

"Dữ liệu hóa thạch của sán dây cực kỳ khan hiếm do chúng có mô mềm và môi trường sống trong cơ thể", Bo Wang, trưởng nhóm nghiên cứu đến từ Viện địa chất và cổ sinh vật học Nam Kinh, cho biết. "Điều ấy hạn chế hiểu biết của chúng ta về quá trình tiến hóa ban đầu của chúng".

Sán dây là loài ký sinh trùng cực kỳ thành công khi lây nhiễm mọi vật từ chim tới gấu. Tuy nhiên, xét theo chiều dài, khó có loài nào vượt qua sán dây. Chúng không sở hữu kích thước to lớn ngay từ đầu. Đầu sán T. calyptocephalus bám cố định vào ruột cá voi, sau đó chúng dài dần nhờ những đốt mới xuất hiện. Cá thể lớn nhất có tới 45.000 đốt với đầy đủ tinh hoàn và buồng trứng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hợp chất ngăn cá mút máu xâm chiếm Ngũ Đại Hồ

Hợp chất ngăn cá mút máu xâm chiếm Ngũ Đại Hồ

Cá mút đá, loài xâm hại chuyên hút máu trở thành cơn ác mộng của ngư dân khắp vùng Ngũ Đại Hồ cho tới khi các nhà khoa học phát hiện một hợp chất hữu hiệu để tiêu diệt chúng.

Đăng ngày: 20/11/2024
Sư tử đực lĩnh đòn khi bạn đời tấn công tê giác

Sư tử đực lĩnh đòn khi bạn đời tấn công tê giác

Sau khi sư tử cái tấn công tê giác thất bại, nó bỏ đi để mặc con đực trở thành mục tiêu trút giận của kẻ thù.

Đăng ngày: 19/11/2024
Lý do vẹt là ngoại lệ của quy luật tiến hóa

Lý do vẹt là ngoại lệ của quy luật tiến hóa

Vẹt là ngoại lệ của quy luật tiến hóa, khi chúng sử dụng một cách hoàn toàn khác để tạo ra khả năng thay đổi màu lông ở cùng một cá thể.

Đăng ngày: 19/11/2024
Loài rùa mặt ếch bất động 95% thời gian

Loài rùa mặt ếch bất động 95% thời gian

Rùa da mềm khổng lồ châu Á sống bất động dưới bùn ở đáy sông, chỉ tấn công bất thình lình con mồi bơi ngang qua.

Đăng ngày: 19/11/2024
Những cuộc tụ họp đông đảo nhất trong thế giới động vật

Những cuộc tụ họp đông đảo nhất trong thế giới động vật

Trên khắp thế giới, những cuộc tụ họp lớn của động vật diễn ra do nhu cầu chạy trốn, kiếm ăn hoặc sinh sản, đóng vai trò chủ chốt đối với sự sống còn của các loài.

Đăng ngày: 18/11/2024
Báo mẹ liều mình vật lộn với sư tử để bảo vệ con

Báo mẹ liều mình vật lộn với sư tử để bảo vệ con

Dù nhỏ hơn nhiều so với sư tử cái, báo hoa mai mẹ vẫn lao vào trận chiến hung hiểm với kẻ thù và bảo vệ thành công đàn con ở gần đó.

Đăng ngày: 17/11/2024
Chim cánh cụt hoàng đế đi lạc hơn 3.200km

Chim cánh cụt hoàng đế đi lạc hơn 3.200km

Chim cánh cụt hoàng đế, vốn sinh sống tại châu Nam Cực, bất ngờ xuất hiện ở bờ biển Ocean Beach, thị trấn Denmark, đầu tháng 11.

Đăng ngày: 15/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News