San hô từ chối trứng tôm, chọn ăn hạt vi nhựa

Một cá thể san hô có thể hấp thụ tới hơn 100 sợi vi nhựa và được coi là món ăn khoái khẩu đang gây độc cho chúng. 

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, một số loài san hô hoang dã đang ăn những mảnh rác nhỏ bằng nhựa. Các hạt vi nhựa có thể gây hại cho san hô nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy chúng thích những hạt vi nhựa hơn là thức ăn tự nhiên, nghiên cứu mới vừa được công bố trong Kỷ yếu Hội Hoàng gia về khoa học sinh học (Proceedings of the Royal Society B).

San hô từ chối trứng tôm, chọn ăn hạt vi nhựa
Cá thể san hô "thích" ăn hạt vi nhựa hơn là trứng tôm. (Ảnh: National Geographic).

Nhà nghiên cứu sinh học Randi Rotjan đại học Boston đã có nghiên cứu mới về hệ sinh thái biển, cô và đồng nghiệp đã bắt đầu thu thập loài san hô nhỏ có tên là poculata sống ở bờ biển Đại Tây Dương, từ Massachusetts đến vịnh Mexico. Khu vực này gần với một khu đô thị được dự đoán là có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước từ nhựa.

Nhóm đã phát hiện có hơn 100 sợi vi nhựa có trong một cá thể san hô. Sau đó, họ tiến hành thí nghiệm nuôi từng cá thể san hô bằng 2 loại thức ăn đó là hạt vi nhựa huỳnh quang màu xanh và trứng tôm ngâm trong nước muối. Vi nhựa huỳnh quang màu xanh là loại nhựa phổ biến trong xà phòng, mỹ phẩm, thậm chí là trong các loại thuốc. Kết quả khiến cho nhóm nghiên cứu phải ngạc nhiên khi san hô ăn nhiều hạt vi nhựa gấp đôi trứng tôm ngâm muối.

Trong một thí nghiệm khác, các nhà nghiên cứu đã cho cá thể san hô ăn các hạt vi nhựa được phủ một lớp vi khuẩn mỏng, lớp vi khuẩn này là vi khuẩn đường ruột E.coli được nhuộm màu xanh huỳnh quang để dễ dàng quan sát. Hơn 48 giờ sau khi nuốt vi nhựa, cá thể san hô đã nhổ chúng ra nhưng vi khuẩn đường ruột E. coli phát quang vẫn tồn tại bên trong khoang tiêu hóa san hô. Tất cả các cá thể san hô đã ăn vi nhựa có vi khuẩn E. coli và chết chỉ trong vòng hai tuần sau đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đám lông lá này thực chất là một con cá và tốc độ ra đòn của nó không thể thấy nổi

Đám lông lá này thực chất là một con cá và tốc độ ra đòn của nó không thể thấy nổi

Lông lá và có phần xấu xí là những gì miêu tả về ngoại hình của loài cá này, tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà chúng lại sở hữu những điều đó.

Đăng ngày: 28/06/2019
Lần đầu tiên ghi hình cá voi sát thủ

Lần đầu tiên ghi hình cá voi sát thủ "hôn môi" để giảng hòa

Hành vi hôn môi và cắn nhẹ lưỡi đồng loại được cho là cách cá voi sát thủ giảng hòa với đồng loại sau trận chiến.

Đăng ngày: 27/06/2019
Phát hiện loài sâu có mắt ở đuôi

Phát hiện loài sâu có mắt ở đuôi

Loài sâu biển Ampharete oculicirrata được tìm thấy ở độ sâu 120m có một mắt ở đầu và hai mắt ở cuống đuôi.

Đăng ngày: 27/06/2019
Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta thu được tiếng hát của loài cá voi đen hiếm nhất thế giới

Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta thu được tiếng hát của loài cá voi đen hiếm nhất thế giới

Loài cá voi đen hiện chỉ còn khoảng 300 cá thể trên phạm vi toàn thế giới. Cũng bởi vậy, việc nghiên cứu về chúng là rất khó khăn.

Đăng ngày: 24/06/2019
Khoa học nói về sự nguy hiểm chết người của những bãi tắm

Khoa học nói về sự nguy hiểm chết người của những bãi tắm

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Cooper ở Camden đã thông báo về mối đe dọa mới của những bãi tắm đối với du khách. Báo cáo được công bố trên tạp chí Annals of Internal Medicine.

Đăng ngày: 24/06/2019
Mực khổng lồ lộ diện trước camera tàng hình ở đáy vịnh Mexico

Mực khổng lồ lộ diện trước camera tàng hình ở đáy vịnh Mexico

Con mực dài gần 4 mét thình lình quấn xúc tu xung quanh con sứa giả, sau đó nhanh chóng vọt đi khi nhận ra đó không phải thức ăn.

Đăng ngày: 24/06/2019
Ngày càng có nhiều người bị cá mập tấn công hơn và đây là lý do thực sự đằng sau

Ngày càng có nhiều người bị cá mập tấn công hơn và đây là lý do thực sự đằng sau

Cá mập luôn được xem là những sát thủ của đại dương. Chúng đứng đầu chuỗi thức ăn, sở hữu những đặc điểm của một kẻ săn mồi máu lạnh (như cơ bắp, răng sắc và tốc độ bơi cao).

Đăng ngày: 21/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News