"Săn" thiên thạch bằng kính viễn vọng tư nhân

Một nhóm nhà khoa học đang tập hợp lại để xây dựng kính viễn vọng thăm dò vũ trụ bằng nguồn tiền tư nhân đầu tiên trên thế giới nhằm săn lùng những thiên thạch có khả năng đe dọa trái đất.

>>> Bí quyết giúp bạn “săn” được thiên thạch

Kính viễn vọng tư nhân do trung tâm của Dự án Sentinel - sứ mệnh thăm dò vũ trụ được công bố hôm 28/6 ở California (Mỹ) - của Quỹ phi lợi nhuận B612 do một nhóm nhà khoa học lập nên nhằm khám phá các hành tinh và giám sát các thiên thạch hiệu quả hơn.

Cụ thể, dự án này sẽ phát triển một kính viễn vọng siêu nhạy để đặt trên quỹ đạo quanh mặt trời với mục đích là để tạo ra bản đồ toàn diện đầu tiên về hệ mặt trời của chúng ta. Bản đồ đó sẽ cung cấp hình ảnh hiện tại và tương lai cũng như đường đi của các vật thể gần trái đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ trái đất khỏi các tác động trong tương lai của thiên thạch cũng như khai thác hệ mặt trời.


Khu vực mà dự án B612 sẽ giám sát. (Nguồn: Space)

Ed Lu, chủ tịch và tổng giám đốc điều hành của B612, vốn là cựu phi công làm việc cho Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), là người từng bay lên vũ trụ bằng tàu con thoi của Mỹ và capsule Soyuz của Nga, cũng như từng sống và làm việc một thời gian trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) cho hay: “Một kính viễn vọng cỡ lớn được tài trợ từ nguồn tiền tư nhân không có gì là điên rồ. Thực tế là trước đây từng có nhiều kính viễn vọng cỡ lớn được xây dựng bằng tiền tư nhân. Điều khác biệt là kính viễn vọng lần này không đặt ở trái đất mà đặt trên quỹ đạo mặt trời".

Theo hợp đồng ký kết giữa NASA và B612, NASA sẽ cung cấp dịch vụ viễn thông vũ trụ và theo dõi cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho dự án. Dự án Sentinel sẽ hoàn thành khảo sát vật thể gần trái đất trong 5,5 năm tới.

Theo kế hoạch, kính viễn vọng thuộc dự án Sentiel sẽ được đưa lên quỹ đạo mặt trời vào năm 2016 bằng tên lửa tư nhân SpaceX Falcon 9. Trung tâm vận hành tàu vũ trụ sẽ được đặt tại Phòng thí nghiệm vật lý vũ trụ và khí quyển ở ĐH Colorado, Boulder.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News