Sản xuất bát phân hủy sinh học làm từ lúa mì có thể ăn được, giúp giảm rác thải nhựa

Công ty khởi nghiệp Munch Bowls ở Nam Phi đã sản xuất bát phân hủy sinh học làm từ lúa mì có thể ăn được.

Bao bì thực phẩm đang lấp đầy các bãi chôn lấp và gây ô nhiễm đại dương, nơi các vật liệu như nhựa và polystyrene có thể mất hàng thế kỷ mới có thể phân hủy.

Nhưng một công ty ở Nam Phi mới đây đã đưa ra một giải pháp tốt để cắt giảm việc sử dụng bát đĩa nhựa.

Sản xuất bát phân hủy sinh học làm từ lúa mì có thể ăn được, giúp giảm rác thải nhựa
Xhiếc bát này là sản phẩm thuần chay, có thể giữ súp nóng trong 5 giờ và có thời hạn sử dụng 15 tháng.

Công ty khởi nghiệp Munch Bowls ở Nam Phi đã sản xuất bát phân hủy sinh học làm từ lúa mì có thể ăn được. Theo công ty, những chiếc bát này là sản phẩm thuần chay, có thể giữ súp nóng trong 5 giờ và có thời hạn sử dụng 15 tháng.

Chúng được bán trên thị trường và thường được sử dụng tại các buổi dã ngoại, tiệc tùng và các sự kiện của công ty. Công ty khởi nghiệp cho biết họ đã bán bát cho các khách sạn và công ty trong ngành khách sạn tại Nam Phi, Bỉ, Singapore và Dubai.

Các bát ban đầu được làm thủ công nhưng để đáp ứng nhu cầu gia tăng, công ty gần đây đã đưa vào sản xuất bằng dây chuyền công nghệ, một máy có thể sản xuất 500 bát mỗi giờ.

Cứu hành tinh khỏi nhựa

Theo Liên Hợp Quốc, chúng ta thải ra khoảng 300 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm – gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu – nhưng chỉ có 14% trong số đó được tái chế.

Georgina de Kock, một nghệ sĩ và doanh nhân (trước đây đã bán sôcôla tự chế và in lụa) đã sáng lập Munch Bowls vào năm 2014 sau khi làm việc tại các chợ thực phẩm và thực sự kinh hoàng với số lượng bao bì được sử dụng để đựng thức ăn đường phố.

Sản xuất bát phân hủy sinh học làm từ lúa mì có thể ăn được, giúp giảm rác thải nhựa
Một bát lớn có giá sỉ khoảng 33 cent (khoảng hơn 5 ngàn đồng).

“Tôi quan sát xung quanh và nhận thấy tất cả những gì chúng ta thải ra đang gây tác động xấu đến môi trường và điều đó thực sự bắt đầu làm tôi khó chịu”, Georgina de Knock cho biết.

Công ty cho biết những chiếc bát sinh học không chỉ làm giảm rác thải nhựa từ sản phẩm nhựa dùng một lần mà còn giúp tiết kiệm thời gian và công sức làm sạch sau khi sử dụng.

“Bất cứ điều gì bạn có thể đặt trên một cái đĩa, bạn cũng có thể đặt vào bát sinh học. bát có kích thước hoàn hảo để cầm tay” – de Knock chia sẻ.

Không thể ăn nhựa

Một bát lớn có giá sỉ khoảng 33 cent (khoảng hơn 5 ngàn đồng). Mặc dù giá này cao hơn giá bát nhựa truyền thống nhưng de Kock cho rằng bát có giá trị dinh dưỡng và có thể được tích hợp vào chế độ ăn uống lành mạnh.

“Nếu bạn dùng bát sinh học để đựng một chiếc bánh taco, hoặc là một chiếc gỏi cuốn, sau đó ăn cả bát, giá trị dinh dưỡng cho bữa ăn của bạn sẽ tăng lên. Nhưng nếu bạn đựng bằng đồ nhựa dùng một lần, bạn không thể ăn đồ nhựa đó. Đồ nhựa không mang lại điều tốt đẹp mà chỉ làm vấn đề ô nhiễm môi trường gia tăng” – de Knock cho hay.

Các bát được làm với tất cả các thành phần tự nhiên, bao gồm chiết xuất hồng trà Nam Phi, một loại thực vật có nhiều chất chống oxy hóa. Khách hàng có thể mua bát có hương vị đơn giản cho thực phẩm mặn và bát có hương vị ngọt ngào cho món tráng miệng.

Các công ty khác đã cũng đã sản xuất các vật liệu khác có thể ăn được, nhưng Munch Bowls khẳng định đây là công ty đầu tiên có trụ sở tại Nam Phi sản xuất ra bát sinh học có thể ăn được.

De Kock cho biết gần đây cô đã hợp tác với một đối tác kinh doanh để giúp công ty tăng quy mô hoạt động. Đến cuối năm sau, công ty hy vọng sẽ lắp đặt thêm 6 dây chuyền sản xuất và tung ra thị trường các sản phẩm khác như thìa, cốc cà phê và hộp đựng cho bữa ăn trên các chuyến bay.

“Thế giới đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng ô nhiễm. Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ”, de Kock nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu enzyme mới có thể

Siêu enzyme mới có thể "ăn" nhựa nhanh gấp 6 lần

Các nhà khoa học đã tạo ra một loại siêu enzyme mới có thể phân hủy nhựa nhanh gấp 6 lần những enzyme từng được công bố trước đây.

Đăng ngày: 02/10/2020
1% người giàu nhất thế giới phát thải khí nhà kính nhiều gấp đôi 50% người nghèo

1% người giàu nhất thế giới phát thải khí nhà kính nhiều gấp đôi 50% người nghèo

Một nghiên cứu mới đây chỉ ra, khoảng 1% người giàu nhất thế giới là những người sẽ phải chịu trách nhiệm cho lượng phát thải khí nhà kính nhiều hơn gấp đôi so với một nửa dân số nghèo trên thế giới (khoảng 3,1 tỷ người).

Đăng ngày: 28/09/2020
Khí hậu bất thường khiến số người chết trong Thế chiến I tăng mạnh hơn

Khí hậu bất thường khiến số người chết trong Thế chiến I tăng mạnh hơn

Các nhà khoc học tại Viện Biến đổi khí hậu Harvard kết luận sự bất thường của khí hậu khiến số người chết trong Thế chiến I tăng lên đáng kể.

Đăng ngày: 28/09/2020
Hồ nước đặc biệt nằm lưng chừng giữa trời và vực biển

Hồ nước đặc biệt nằm lưng chừng giữa trời và vực biển

Nằm chênh vênh tại vách đá dựng đứng trên mặt nước biển, hồ Leitisvatn trở thành điểm đáng tham quan nhất tại quần đảo Faroe.

Đăng ngày: 26/09/2020
Bão nhiệt đới

Bão nhiệt đới "xác sống" cực hiếm xuất hiện

Sau gần một tuần làm mưa làm gió, cơn bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và theo lý thuyết nó sẽ tiếp tục suy yếu rồi tan nhanh. Nhưng thực tế lại đem đến điều bất ngờ.

Đăng ngày: 24/09/2020
Bão Noul làm vỡ một phần hòn đảo ở Thái Lan

Bão Noul làm vỡ một phần hòn đảo ở Thái Lan

Gần 20% diện tích một hòn đảo trong Công viên Biển Quốc gia Mu Ko Angthong, Thái Lan, đã bị tách ra khỏi đảo chính.

Đăng ngày: 23/09/2020
Bí ẩn hồ nước Siberia chuyển màu hồng khác lạ vào dịp hè

Bí ẩn hồ nước Siberia chuyển màu hồng khác lạ vào dịp hè

Những hình ảnh ghi lại cho thấy nước trong hồ Burlinskoye, Siberia bất ngờ chuyển sang màu đỏ như máu khác lạ.

Đăng ngày: 18/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News