NASA công bố video quá trình ngôi sao bùng sáng và lụi tàn

Các nhà khoa học tổng hợp ảnh chụp để tạo video về một siêu tân tinh trong thiên hà NGC 2525 cách Trái đất 70 triệu năm ánh sáng.

NASA hôm 1/10 đăng lên website chính thức video về quá trình phát sáng rồi mờ dần của một siêu tân tinh - vụ nổ báo hiệu một ngôi sao tự hủy. Kính viễn vọng không gian Hubble chụp ảnh siêu tân tinh SN 2018gv trong thiên hà xoắn ốc NGC 2525 cách Trái đất 70 triệu năm ánh sáng. Họ sử dụng số ảnh này để tạo ra video time-lapse, rút gọn từ một năm quan sát xuống còn vài chục giây.

Nhà thiên văn nghiệp dư Koichi Itagaki phát hiện SN 2018gv giữa tháng 1/2018. Vài tuần sau, kính Hubble bắt đầu quan sát siêu tân tinh này. Siêu tân tinh là cột mốc giúp xác định khoảng cách của các thiên hà, dữ liệu thiết yếu để đo tốc độ mở rộng của vũ trụ.

Trong video, NGC 2525 ban đầu là một ngôi sao rực sáng ở rìa thiên hà NGC 2525. Nó thậm chí sáng hơn những ngôi sao sáng nhất của thiên hà này, sau đó bắt đầu mờ đi. "Không màn trình diễn pháo hoa nào trên Trái đất có thể sánh với siêu tân tinh này", Adam Reiss, chuyên gia tại Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian (STScI) và Đại học John Hopkins, nhận xét.

Loại siêu tân tinh trong video time-lapse xuất phát từ một sao lùn trắng trong hệ sao đôi, đang tích góp vật chất từ bạn đồng hành của mình. Khi đạt tới khối lượng nhất định, lõi của sao lùn trắng trở nên nóng đến mức tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân, khiến nó biến thành một quả bom nguyên tử khổng lồ. Quá trình phát nhiệt dần dần phá hủy ngôi sao.

NASA công bố video quá trình ngôi sao bùng sáng và lụi tàn
Siêu tân tinh trong video time-lapse xuất phát từ một sao lùn trắng trong hệ sao đôi.

Những siêu tân tinh loại này có độ sáng cực đại bằng nhau nên được gọi là "nến tiêu chuẩn", đóng vai trò như thước đo của vũ trụ. Khi nắm được độ sáng thực sự của siêu tân tinh và quan sát nó trên bầu trời, các nhà thiên văn có thể tính toán khoảng cách của các thiên hà chứa chúng. Điều này cho phép họ đo tốc độ vũ trụ mở rộng. Trong 30 năm qua, kính Hubble đã giúp cải thiện đáng kể độ chính xác của quá trình đo đạc này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hệ Mặt trời có

Hệ Mặt trời có "Trái đất thứ 2", bị sao Mộc phá hủy

Các nhà khoa học Mỹ xác định hành tinh được mệnh danh là bản sao địa ngục của Trái Đất đã từng là thế giới sống được.

Đăng ngày: 02/10/2020
Tàu Nhật Bản sẽ du hành vũ trụ lần hai

Tàu Nhật Bản sẽ du hành vũ trụ lần hai

Tàu vũ trụ Hayabusa2 sắp mang mẫu vật từ tiểu hành tinh về Trái Đất, sau đó tiếp tục bay tới một thiên thể khác trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 02/10/2020
Hình ảnh lá mùa thu đổi màu nhìn từ vũ trụ

Hình ảnh lá mùa thu đổi màu nhìn từ vũ trụ

Vệ tinh NOAA-20 chụp ảnh những mảng màu rực rỡ khi cây cối ven hồ nước ngọt Superior đón mùa thu sang.

Đăng ngày: 02/10/2020
Kim cương rơi xuống Sahara sinh ra từ 2 hành tinh đâm sầm vào nhau

Kim cương rơi xuống Sahara sinh ra từ 2 hành tinh đâm sầm vào nhau

Các nhà khoa học Đức đã tìm thấy những viên kim cương ngoài hành tinh lớn nhất từ trước đến nay, nằm trong một thiên thạch rơi xuống sa mạc Sahara.

Đăng ngày: 01/10/2020
Thiên thạch vận chuyển

Thiên thạch vận chuyển "sự sống" từ Trái đất lên sao Kim?

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, các thiên thạch sượt qua bầu khí quyển của Trái đất có thể thu thập vi khuẩn trong quá trình này và đưa chúng tới sao Kim.

Đăng ngày: 29/09/2020
Những thứ kỳ diệu bậc nhất trong vũ trụ

Những thứ kỳ diệu bậc nhất trong vũ trụ

Vũ trụ rộng lớn, nhưng vẫn có thể tóm gọn và giải thích phần nào thông qua một vài yếu tố phổ quát.

Đăng ngày: 29/09/2020
Ảnh ảo giác về các luồng xoáy trên sao Mộc

Ảnh ảo giác về các luồng xoáy trên sao Mộc

NASA công bố bức ảnh tổng hợp cho thấy hoạt động của các cơn bão, xoáy thuận và xoáy nghịch ở cực bắc của sao Mộc.

Đăng ngày: 28/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News