Sản xuất thép cứng siêu cứng nhờ công nghệ in 3D

Quá trình sản xuất loại thép có khả năng chống ăn mòn và rỉ cao, chịu được nhiệt độ 750 độ C được rút ngắn, bởi nó được “in” theo đúng nghĩa đen nhờ công nghệ in 3D.

Công ty VBN Components có trụ sở tại thành phố Uppsala, cách thủ đô Stockholm của Thụy Điển 70km về phía Bắc đã “in” ra một loại thép siêu cứng gọi là Vibenite 480. Công ty này đã dành nhiều năm nghiên cứu để tìm ra cách sản xuất loại hợp kim chứa nhiều các - bua bằng công nghệ in 3D.

Khả năng chịu nhiệt cao, đa dạng về hình dáng

Loại thép này có khả năng chống ăn mòn và rỉ cao trong khi chịu được mức nhiệt lên tới 7500C . Ngoài độ bền vượt trội so với thép thông thường, quá trình sản xuất thép Vibenite 480 còn được rút ngắn thời gian bởi nó được “in” theo đúng nghĩa đen nhờ công nghệ in 3D.

Sản xuất thép cứng siêu cứng nhờ công nghệ in 3D
Thép Vibenite 480 có thể dùng để thay thế cho thép truyền thống với sự đa dạng về hình học hơn.

Để có được độ bền nói trên, công ty VBN Components đã tận dụng độ bền của bột kim loại và đặc tính chịu nhiệt của các-bua xi măng.

“Chúng tôi theo đuổi công nghệ in 3D. Khi bạn có trong tay công nghệ này, bạn chẳng cần công đoạn cán thép và ép thép nữa. Bạn cũng không cần quan tâm đến việc gia công thép. Trong lúc đó, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tạo ra nhiều hợp kim chất lượng cao với nhiều nguyên liệu sở hữu những đặc tính vượt trội. Đó chính xác là điều mà chúng tôi đã làm, không ngừng tạo ra nhiều loại hợp kim khác nhau. Bởi vì bạn chỉ cần có những loại bột thích hợp và máy in 3D là sau đó bạn có thể ép chúng và “tôi” chúng”, ông Ulrik Beste, Giám đốc công nghệ kiêm nhà đồng sáng lập công ty VBN components giải thích.

Cụ thể, loại thép mới chứa khoảng 65% các - bua. Yếu tố này khiến nó bền hơn các kim loại cứng thông thường khác. Nhờ vậy, thích hợp để làm nguyên liệu sản xuất các chi tiết phức tạp. Theo công ty VBN, loại thép Vibenite 480 của họ có thể dùng để thay thế cho thép truyền thống với sự đa dạng về hình học hơn.

Rút ngắn thời gian sản xuất, tiết kiệm chi phí

Công ty cũng cho biết, thành công trong việc sử dụng công nghệ phi truyền thống là in 3D mở ra tương lai cho ngành sản xuất thép mà không cần tới 3 quy trình sản xuất thép gồm: tạo dòng thép nóng chảy, đúc tiếp liệu và cán thép. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí, mà còn giảm thiểu rủi ro lao động và bảo vệ môi trường hơn 90% so với phương pháp sản xuất truyền thống.

Sản xuất thép cứng siêu cứng nhờ công nghệ in 3D
Loại thép này được coi là siêu bền với khả năng chống ăn mòn cao và có thể chịu mức nhiệt lên tới 750 độ C.

“Công nghệ này sẽ thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất thép hiện nay. Đây thực sự là một bước ngoặt của công nghệ sản xuất. Tất nhiên điều này không có nghĩa là bạn có thể đúc ra bất kỳ khối thép với bất kỳ kích cỡ nào mà bạn mong muốn, nhưng điều mà chúng tôi đang tiếp cận sẽ làm thay đổi cách nhìn của bạn đối với kim loại”, ông Ulrik Best cho biết.

“Chúng tôi đang đặt nền móng cho những ứng dụng mới, gồm các bản vẽ mới, các thiết kế mới và các nguyên liệu mới. Tất nhiên, các nhà thiết kế còn phải nghiên cứu thêm kiến thức mới trong lĩnh vực công nghiệp này để hiểu hết được tiềm năng của nó”, ông Ulrik Best nói thêm.

Đặc biệt, loại vật liệu mới này rất phù hợp để ứng dụng trong các yêu cầu đòi hỏi kim loại không bị ăn mòn,và chịu được nhiệt độ cao như các dụng cụ dùng trong ép nóng, đúc khuôn, và nghề mộc. Sản xuất các mũi khoan đá cũng là một ứng dụng khác mà thép Vibenite 480 có thể có đất dụng võ.

Đây không phải là lần đầu tiên công ty đến từ Thụy Điển này bày tỏ tham vọng sản xuất ra loại thép siêu bền. Năm 2017, VBN Components đã cho ra mắt loại thép có tên Vibenite 290. Đó là loại thép cứng nhất và chịu được ăn mòn và nhiệt độ cao nhất lúc bấy giờ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ô tô bay của Boeing cất cánh, làm

Ô tô bay của Boeing cất cánh, làm "nóng" cuộc đua vận tải trên không

Trong thông báo đưa ra ngày 24/1, hãng Boeing cho biết nguyên mẫu của chiếc xe bay chở khách tự động đã cất cánh thành công, sau đó hạ cánh xuống bãi thử ở Manassas, bang Virginia, Mỹ.

Đăng ngày: 25/01/2019
Máy ảnh đặc biệt cho phép con người nhìn mọi vật như… loài chim

Máy ảnh đặc biệt cho phép con người nhìn mọi vật như… loài chim

Các nhà nghiên cứu từ Thụy Điển đã phát triển thành công một chiếc máy ảnh đặc biệt mô tả lại cách loài chim nhìn thế giới.

Đăng ngày: 25/01/2019
Chế tạo thành công kim loại lỏng: biến đổi được hình dáng, lập trình được, có thể dẫn điện

Chế tạo thành công kim loại lỏng: biến đổi được hình dáng, lập trình được, có thể dẫn điện

Sẽ đôi chút thất vọng nếu như ứng dụng đầu tiên của kim loại lỏng không phải là tạo ra robot biến đổi hình dạng như trong Kẻ Hủy Diệt.

Đăng ngày: 23/01/2019
Giày Laser hỗ trợ bệnh nhân Parkinson đi lại

Giày Laser hỗ trợ bệnh nhân Parkinson đi lại

Một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại London, Anh đã cho ra mắt loại giày laser có khả năng giúp người mắc bệnh Parkinson tránh được tình trạng bị đông cứng khi di chuyển.

Đăng ngày: 21/01/2019
Chó robot của Thụy Sỹ không ngã khi bị người đạp, nếu ngã biết tự lật đứng dậy

Chó robot của Thụy Sỹ không ngã khi bị người đạp, nếu ngã biết tự lật đứng dậy

Các kỹ sư Thụy Sỹ cho biết đã tìm ra cách để giúp những chú robot bốn chân thoát kiếp bị con người... hành hạ.

Đăng ngày: 21/01/2019
Trung Quốc là nơi đầu tiên sử dụng ứng dụng gọi xe không người lái

Trung Quốc là nơi đầu tiên sử dụng ứng dụng gọi xe không người lái

Đối thủ của Waymo tại Trung Quốc, đã cho ra mắt ứng dụng gọi xe tương tự như Uber. Nhưng điều đặc biệt là những chiếc xe này đều là taxi tự hành.

Đăng ngày: 17/01/2019
Camera nhanh nhất thế giới: chụp 10 nghìn tỷ khung hình mỗi giây

Camera nhanh nhất thế giới: chụp 10 nghìn tỷ khung hình mỗi giây

Một máy ảnh mới mà theo nghĩa đen có thể "đóng băng thời gian" để nhìn thấy các hiện tượng và thậm chí ánh sáng với chuyển động cực kỳ chậm.

Đăng ngày: 17/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News