Sản xuất thịt bò nhân tạo từ tế bào gốc
Các nhà khoa học tin rằng, sản phẩm thịt bò băm được nuôi cấy từ tế bào gốc của bò trong phòng thí nghiệm sẽ trở thành hiện thực trong vòng 12 tháng nữa. Nghiên cứu đột phá này có thể giúp tạo ra thịt mà không cần giết mổ động vật.
>>> Nuôi cấy thịt gia súc
>>> Sản xuất thịt nhân tạo từ … phân người
>>> Có thể sản xuất thịt nhân tạo
Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Maastricht (Hà Lan) dự đoán, trong vài thập kỷ tới sẽ không có đủ thịt tự nhiên để đáp ứng nhu cầu của người dân nếu dân số thế giới tiếp tục gia tăng với tốc độ như hiện nay. Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng thịt gà, cừu, bò, ... được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Sơ đồ mô phỏng quá trình nuôi cấy thịt bò nhân tạo. (Ảnh: Daily Mail)
Nhóm nghiên cứu hiện tại đang phát triển thịt bò nhân tạo được nuôi cấy từ 10.000 tế bào gốc của bò. Quá trình nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sẽ giúp những tế bào gốc này phân chia thành hàng tỷ tế bào để tổng hợp thành các mô cơ giống như thịt bò nạc.
Tờ Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Mark Post, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Tôi nhận thấy rằng chúng ta không thể chỉ phụ thuộc các nguồn thịt gia súc tự nhiên trong những thập kỷ tới. Lúc đó, thịt nhân tạo sẽ là một sự lựa chọn bất khả kháng. Hiện tại, chúng tôi đang cố gắng chứng minh cho thế giới thấy rằng chúng có thể tạo ra những sản phẩm thịt nhân tạo”.
Trong năm 2009, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Maastricht cũng đã nuôi cấy thành công thịt lợn nhân tạo bằng phương pháp tương tự. Tuy nhiên, sản phẩm thịt lợn nhân tạo do họ tạo ra chưa có vị và màu như thịt lợn tự nhiên. Trước đó, một nhóm nghiên cứu ở New York (Mỹ) cũng đã tạo ra thịt cá nhân tạo bằng phương pháp nuôi cấy tế bào gốc từ mô cơ của cá vàng.
Các nhà khoa học tính toán rằng, từ 10 tế bào gốc ban đầu có thể tạo ra 50.000 tấn thịt bằng phương pháp nuôi cấy trong phòng thí nghiệm trong vòng 2 tháng.
Trong khi đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Oxford (Anh) phát hiện, phương pháp sản xuất thịt nhân tạo từ tế bào gốc sẽ tiết kiệm được từ 35% đến 60% năng lượng và giảm được 80 – 90% lượng khí thải nhà kính so với việc nuôi gia súc để giết mổ lấy thịt.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
