Sản xuất vàng 24-karat bằng vi khuẩn

Đây không phải là câu chuyện cổ tích gà đẻ trứng vàng. Chúng ta đang nói đến sự tồn tại của một loài vi khuẩn thực sự có khả năng… đẻ ra vàng.

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học bang Michigan vừa phát hiện ra khả năng chịu được độc tính của một loại vi khuẩn, hứa hẹn sẽ giúp ích trong quá trình sản xuất vàng 24-Karat.

Loại vi khuẩn này tên là Cupriavidus metallidurans, có thể sống được trong môi trường kim loại có nồng độ vàng clorua (vàng chất lỏng)-một hợp chất hóa học cực kì độc hại được tìm thấy trong tự nhiên. Thậm chí vi khuẩn Cupriavidus metallidurans còn phát triển mạnh hơn ít nhất 25 lần trong môi trường vàng clorua so với những nghiên cứu trước đây.

Sản xuất vàng 24-karat bằng vi khuẩn
Vi khuẩn sẽ chuyển hóa chất clorua vàng thành vàng rắn có giá trị.

Nhóm nghiên cứu, gồm trợ lý giáo sư vi sinh học kiêm di truyền phân tử ông Kazem Kashefi và Giáo sư nghệ thuật điện tử Adam Brown cho biết, với khả năng này của vi khuẩn, có thể được sử dụng trong phương pháp giả kim thuật, kết hợp với công nghệ sinh học và nghệ thuật học chuyển vàng từ dạng lỏng không có giá trị thành vàng 24-karat.

Vi khuẩn Cupriavidus metallidurans ăn vàng clorua, trong thời gian một tuần nó có thể biến đổi các độc tố này thành vàng thỏi. Dựa theo cơ chế này, các nhà khoa học dự tính sẽ xây dựng một lò phản ứng sinh học sử dụng vi khuẩn ăn vàng để sản xuất vàng 24-karat.

Các nhà nghiên cứu cũng cần thêm kinh phí để đầu tư thí nghiệm trên quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, một khi việc tạo thành công vàng theo cách này cũng đặt ra nhiều vấn đề, nhất là lòng tham về lợi ích kinh tế, những tác động đến môi trường tự nhiên và các vấn đề đạo đức liên quan đến khoa học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hoa trong suốt khi gặp mưa

Hoa trong suốt khi gặp mưa

Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Đăng ngày: 09/07/2018
Nhiều vi rút cổ đại đang lẩn khuất trong ếch, cá, bò sát

Nhiều vi rút cổ đại đang lẩn khuất trong ếch, cá, bò sát

Không ít chủng vi rút ám ảnh con người hiện nay đã tiến hóa từ các sinh vật cổ đại và sự tồn tại của chúng có thể lần ngược về nhóm động vật có xương sống đầu tiên trên địa cầu.

Đăng ngày: 15/04/2018
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 12/04/2018
Cách mà các loài hoa biết đã đến lúc nở

Cách mà các loài hoa biết đã đến lúc nở

Sự ra hoa của nhiều cây trồng bắt đầu với nhận thức về chiều dài của ngày, xảy ra trong lá. Một số loài hoa nở trong những ngày ngắn và những loài khác lại nở khi ngày dài.

Đăng ngày: 12/04/2018
Top các loại ớt cay nhất trên thế giới

Top các loại ớt cay nhất trên thế giới

Một số giống ớt có thể gây tê liệt, phồng rộp miệng và nhiều vấn đề sức khỏe với độ cay hơn một triệu đơn vị nhiệt trên thang Scoville.

Đăng ngày: 10/04/2018
Hạt ô liu đã carbon hóa có thể được sử dụng trong xây dựng

Hạt ô liu đã carbon hóa có thể được sử dụng trong xây dựng

Tây Ban Nha là nước sản xuất dầu ô liu hàng đầu thế giới và đồng thời cũng tạo ra một lượng lớn chất thải từ ngành này.

Đăng ngày: 09/04/2018
Tại sao cây cối lại bị “héo rũ xuống” khi thiếu nước?

Tại sao cây cối lại bị “héo rũ xuống” khi thiếu nước?

Nước là một yếu tố hết sức quan trọng đối với cây cối. Tuy nhiên, điều khác biệt là khi bị thiếu nước, các loài thực vật, nhất là thực vật thân thảo, lại bị héo rũ xuống

Đăng ngày: 09/04/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News