Sáng 13/8, đợt mưa sao băng đẹp nhất trong năm

Ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn Vũ trụ Việt Nam cho biết từ đêm 12/8 đến rạng sáng 13/8 sẽ diễn ra trận mưa sao băng lớn nhất trong năm có tên gọi mưa sao băng Perseids (mưa sao băng Anh Tiên).

Ở Việt Nam thời gian quan sát tốt nhất là từ 1h đến 4h sáng.

Theo ông Phường, mưa sao băng Anh Tiên xảy ra hàng năm, thường bắt đầu từ 23/7 và kết thúc vào 22/8. Người dân các nước thuộc khu vực bán cầu Bắc, trong đó có Việt Nam, sẽ được chứng kiến mưa sao băng Perseids vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/8.

Trong thời điểm cực đại có thể thấy 60 sao băng/giờ, thậm chí 100 sao băng/giờ.

Tuy nhiên khác với trận mưa sao băng Delta Aquarids (còn gọi mưa sao băng Bảo Bình) diễn ra ngày 29/7 vừa qua, trận mưa sao băng này có thời gian cực đại khá dài.

“Do chòm sao Anh Tiên nằm ở bầu trời Bắc nên hầu hết các nơi ở bán cầu Bắc sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị này. Một số khu vực có cơ hội được chiêm ngưỡng thời khắc tuyệt vời này là Nhật, phía Đông Trung Quốc, và một số khu vực Bắc Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, số sao băng bắt đầu xuất hiện nhiều và quan sát được từ khoảng 1 giờ, kéo dài đến khoảng 4 giờ sáng 13/8” - Ông Phường cho biết.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm câu lạc bộ Thiên văn học trẻ Việt Nam cũng cho biết trận mưa sao băng đêm ngày 12 và 13/8 là trận mưa sao băng lớn nhất trong năm và được dự báo sẽ rất đẹp với các mảnh sao dài và sáng hơn các các mảnh sao rơi ở những trận mưa sao băng khác.

Theo ông Sơn, người dân có thể quan sát hiện tượng này dễ dàng nhất vào khoảng thời gian từ 1- 4h sáng ngày 13/8 bằng mắt thường. Khi quan sát, người dân nên chọn nơi thoáng đãng, không bị che khuất của cây cối, không có ánh đèn điện.

Tuy nhiên, ông Sơn cũng lưu ý, việc quan sát sao băng phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Người dân sẽ rất khó quan sát thậm chí sẽ không nhìn thấy được sao băng rơi nếu thời tiết xấu, trời nhiều mây, mưa nhiều như mấy ngày qua ở Bắc Bộ.

Cũng theo các nhà thiên văn học từ nay tới cuối năm sẽ còn một số đợt mưa sao băng khác dự kiến sẽ xảy ra vào các ngày 14/11 -18/11; 9/10 -11/10; 18/10 - 23/10, 10/12-16/12.

Mưa sao băng xuất hiện khi Trái đất đi xuyên qua đám mây bụi, thường là tàn dư đuôi của những sao chổi. Nguồn gốc của trận mưa sao băng Perseids là do Trái đất chuyển động xuyên qua đám mây Perseids kéo dài dọc theo quỹ đạo sao chổi Swift-Tuttle, sao chổi này có chu kỳ từ 120-130 năm, sẽ tiến gần trái đất vào ngày 14/8/2126.

Những hạt bụi trong đám mây Perseids được giải phóng từ sao chổi Swift-Tuttle, do sức hút của Trái đất lao vào bầu khí quyển với vận tốc vài chục km/s. Do chuyển động với vẫn tốc lớn như vậy, chúng nén không khí ở phía trước tạo thành áp suất, cộng thêm ma sát nên bốc cháy ở độ cao từ 60-100 km tính từ mặt đất. Một số hạt có kích thước lớn, cháy không hết, rơi xuống mặt đất gọi là thiên thạch.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News