Sáng chế thành công máy gieo hạt, bón phân phục vụ sản xuất hiệu quả

Nhiều năm nay, các hộ nông dân của huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai sử dụng máy gieo hạt và bón phân trong quá trình sản xuất, mang lại hiệu quả cao.

Chiếc máy là sáng chế của anh Nguyễn Văn Anh, sinh năm 1980, trú tại ấp Bể Bạc, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

Anh Nguyễn Văn Anh sinh ra trong một gia đình thuần nông tại huyện Cẩm Mỹ. Năm 2000, anh giảng dạy tại một trường tiểu học thuộc huyện miền núi Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

Sáng chế thành công máy gieo hạt, bón phân phục vụ sản xuất hiệu quả
Anh Nguyễn Văn Anh với chế chiếc máy gieo hạt và bón phân. (Ảnh: Lê Xuân/TTXVN).

Khi bắt đầu những cơn mưa đầu mùa, học sinh của anh đồng loạt nghỉ học để đi tỉa bắp, tỉa đậu phụ giúp gia đình. Tình trạng này đã gây khó khăn cho công tác dạy và học. Vì vậy, anh Nguyễn Văn Anh rất trăn trở làm sao để đưa học sinh quay trở lại lớp học.

Chư Sê là huyện miền núi khó khăn, người dân sống chủ yếu dựa vào nghề nông nên muốn các em không nghỉ học phải giải phóng được sức lao động cho chúng. Với suy nghĩ này, anh bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo các loại máy móc phục vụ nông dân.

Năm 2006, anh chuyển về công tác tại Trường Trung học cơ sở Trần Phú (xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ) và nghiên cứu, chế tạo ra nhiều loại máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó có máy gieo hạt và phân bón. Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên chiếc máy chưa thể ứng dụng vào cuộc sống nên anh tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện dần chiếc máy.

Năm 2013, anh tham gia cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai với sáng chế máy gieo hạt và bón phân. Sáng chế này của anh được ban giám khảo đánh giá cao và đoạt giải nhì. Từ đó, nhiều người đã biết đến sáng chế của anh và liên hệ để mua máy.

Tuy nhiên khi đưa vào sản xuất, máy gieo hạt và bón phân đã bộc lộ nhiều hạn chế như chia khoảng cách không đều, hao hạt giống... Đến nay, sau 13 năm đeo đuổi sáng chế với nhiều lần cải tiến, thay đổi cơ cấu, sáng chế máy gieo hạt và bón phân của anh đã đạt giải nhất trong cuộc thi Sáng tạo trong tầm tay vùng Đông Nam bộ được tổ chức tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cuối tháng 9/2019. Từ đây, anh đã hoàn toàn tự tin nghĩ đến việc sản xuất hàng loạt để cung cấp ra thị trường phục vụ nông dân.

Theo anh Nguyễn Văn Anh, máy có kết cấu rất đơn giản và dễ sử dụng. Máy được thiết kế có tay cầm tương tự tay lái xe đạp, chuyển động nhờ lực đẩy của người điều khiển và bánh xe. Bánh xe này nối với hộp gieo hạt bằng dây xích, líp nhiều tầng nên có thể điều chỉnh được khoảng cách gieo hạt cũng như việc bón phân.

Khi bánh xe lăn trên mặt đất sẽ kéo hộp gieo hạt chuyển động, các lẫy móc hạt quay tròn và lần lượt móc hạt bỏ vào ống dẫn hạt, hạt rơi vào rãnh đã cày và ngay sau đó bộ phận gạt đất lấp hạt lại. Máy có thể gieo được nhiều loại hạt với kích cỡ và số lượng khác nhau như ngô, đậu xanh, đậu nành, lạc...

Đặc biệt máy giúp giảm nhân công, sức lao động trên một diện tích đất. Đối với những loại hạt có mật độ gieo trên 15cm như đậu nành, bắp thì một nhân công có thể gieo được 4-5 sào/ngày. Đối với loại hạt có mật độ gieo dưới 10cm như đậu xanh thì một nhân công có thể gieo được 3,5 sào/ngày.

Sáng chế thành công máy gieo hạt, bón phân phục vụ sản xuất hiệu quả
Anh Nguyễn Văn Anh (phải) hướng dẫn người dân sử dụng máy gieo hạt và bón phân. (Ảnh: Lê Xuân/TTXVN).

Theo anh Phan Hoàng Huy (xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai), trước đây, khi chưa mua được chiếc máy này, gia đình anh tốn rất nhiều tiền cho việc thuê nhân công. Trung bình 1 mẫu ruộng ngô gia đình anh phải thuê khoảng 13 nhân công để tỉa và bón phân với chi phí 2-3 triệu đồng/vụ.

Nhưng từ bốn năm trở lại đây, sở hữu được chiếc máy gieo hạt này, mỗi vụ gia đình anh chỉ phải thuê bốn nhân công với chi phí khoảng 1 triệu đồng. Các học sinh trong xã cũng vì thế bớt được nhiều thời gian phụ giúp gia đình lao động sản xuất, chuyên cần hơn với việc học.

Theo ông Hồ Xuân Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, địa phương là một xã chủ yếu làm nông nghiệp, trước đây người dân phải bỏ chi phí tỉa hạt và bón phân rất cao.

Tuy nhiên nhiều năm nay, từ khi sáng chế của anh Nguyễn Văn Anh ra đời và ứng dụng vào thực tiễn, người dân ở đây đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí và sức lao động. Do đó máy được ứng dụng vào thực tế rất hiệu quả, được nông dân ở địa phương đón nhận và đánh giá cao.

Anh Nguyễn Văn Anh cho biết đến nay sáng chế máy gieo hạt và bón phân đã bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh hơn 100 cái.

Do chưa sản xuất đại trà nên cho phí sản xuất đang ở mức cao (từ 2,5-3 triệu đồng/máy). Anh đang cùng các cộng sự của mình đầu tư cho dự án sản xuất hàng loạt máy gieo hạt và bón phân.

Dự tính, khi được sản xuất đại trà, giá bán mỗi máy ra thị trường sẽ ở mức gần 2 triệu đồng/máy.

Ngoài máy gieo hạt và bón phân của anh Nguyễn Văn Anh đã được cấp bằng sáng chế, anh còn có thêm nhiều sáng chế hữu ích khác trong lĩnh vực nông nghiệp, như máy đập củ lạc, cần phun thuốc trừ sâu, bồn nước nóng năng lượng Mặt Trời… Trong đó, sáng chế bồn nước nóng năng lượng Mặt Trời đã đoạt giải khuyến khích hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai và được bảo hộ sở hữu trí tuệ. Hiện nay, sản phẩm này cũng được nhiều người dân ở huyện Cẩm Mỹ sử dụng và đánh giá cao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hành trình lai tạo hạt gạo ngon nhất thế giới của kỹ sư Hồ Quang Cua

Hành trình lai tạo hạt gạo ngon nhất thế giới của kỹ sư Hồ Quang Cua

Gần 25 năm lai tạo lúa, kỹ sư Hồ Quang Cua cùng hai cộng sự đã làm rạng danh ngành nông nghiệp Việt Nam khi giống ST25 được công nhận gạo ngon nhất thế giới.

Đăng ngày: 18/11/2019
Sáng chế nông dân máy phun thuốc trừ sâu

Sáng chế nông dân máy phun thuốc trừ sâu

Máy do ông Phạm Văn Hát (Hải Dương) chế tạo có chiều dài 20 m, bánh xe di chuyển được trên ruộng lầy và lún, đã xuất khẩu sang Australia, Thái Lan.

Đăng ngày: 08/11/2019
Độc đáo ngôi nhà

Độc đáo ngôi nhà "lưỡng cư" không sợ ngập ở miền Tây

Ngôi nhà 'lưỡng cư' có hệ thống trượt nổi độc đáo có thể nổi lên khi nước dâng và trở về ban đầu khi nước rút là giải pháp lý tưởng cho người dân miền Tây hàng năm phải đối mặt nước lũ.

Đăng ngày: 07/11/2019
Việt Nam thử nghiệm công nghệ blockchain truy xuất nguồn gốc

Việt Nam thử nghiệm công nghệ blockchain truy xuất nguồn gốc

Truy xuất nguồn gốc cho phép người dùng biết quá trình sản xuất từ nguyên liệu thô đến thành phẩm và không thể chỉnh sửa khi dùng công nghệ blockchain.

Đăng ngày: 01/11/2019
Học sinh trường làng chế tạo máy cấy lúa khiến nhiều người kinh ngạc

Học sinh trường làng chế tạo máy cấy lúa khiến nhiều người kinh ngạc

Trong những lần theo các bác ra đồng, cậu học trò lớp 8 đã nảy ra ý tưởng chế tạo ra máy cấy lúa nhằm giảm sức lao động cho người nông dân.

Đăng ngày: 17/10/2019
Cậu bé tiểu học người Khmer chế máy lột vỏ trứng cút tự động siêu độc

Cậu bé tiểu học người Khmer chế máy lột vỏ trứng cút tự động siêu độc

Chiếc máy được sáng chế thành công chỉ sau 30 ngày thử nghiệm. Đặc biệt, giá thành chiếc máy chỉ vào khoảng 300.000 – 400.000 đồng.

Đăng ngày: 12/10/2019
Việt Nam sẽ có cổng truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp

Việt Nam sẽ có cổng truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp

Cổng thông tin quốc gia sẽ cung cấp bộ dữ liệu chung, theo tiêu chí quốc tế giúp truy xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Đăng ngày: 09/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News