Sao chổi "giỡn" mặt trời
Một sao chổi bay qua bầu khí quyển của mặt trời hôm nay và có thể sẽ bị thiêu cháy bởi cú lượn "táo tợn" đó.
Space đưa tin sao chổi băng Swan lao vào bầu khí quyển mặt trời vào tối 14/3 theo giờ Mỹ (tương ứng với sáng và trưa ngày 15/3 theo giờ Việt Nam).
Sao chổi Swan
Sự kiện này xảy ra chỉ ba tháng sau khi một sao chổi có tên Lovejoy lao vào mặt trời. Lovejoy gây sốc cho giới thiên văn bởi nó xuất hiện từ phía sau mặt trời vào ngày 15/12/2011 và không hề bị thiêu cháy hoàn toàn sau khi lao qua vùng thượng quyển của mặt trời. Nhiệt độ khủng khiếp tỏa ra từ mặt trời chỉ làm mất phần đuôi của Lovejoy.
Một nhóm chuyên gia săn sao chổi phát hiện Swan khi phân tích những ảnh do tàu vũ trụ Solar and Heliospheric Observatory của Mỹ và châu Âu gửi về. Giống như Lovejoy, Swan có quỹ đạo gần mặt trời. Nó có thể là phần còn lại của một sao chổi khổng lồ từng vỡ thành nhiều mảnh cách đây vài thế kỷ.
Giới thiên văn dự đoán rằng Swan sẽ bị thiêu cháy hoàn toàn sau khi lao qua bầu khí quyển mặt trời, một kết cục hoàn toàn khác với Lovejoy.
"Tôi đoán Swan không thể tồn tại sau khi tiếp xúc với bầu khí quyển mặt trời", Karl Battams, một nhà thiên văn của Trung tâm Nghiên cứu Hải quân Mỹ, phát biểu.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
