Sao chổi Lovejoy lập công lớn
Sao chổi Lovejoy đã lao đầu tự sát vào mặt trời nhưng cuối cùng lại sống sót, đồng thời hé mở quang cảnh chưa từng có giúp chuyên gia Trái đất quan sát được từ trường mặt trời.
Vào tháng 11/2011, nhà thiên văn học nghiệp dư Terry Lovejoy của Úc đã phát hiện một sao chổi đầy băng đang di chuyển theo hướng hầu như lao đầu trực diện vào mặt trời. Đến ngày 16/12, sao chổi Lovejoy bay xuyên khí quyển mặt trời.
Nói chính xác, nó nhảy vào vành điện hoa của mặt trời, và cảnh tượng này lập tức được một số viễn vọng kính và phi thuyền quay lại.
Các nhà nghiên cứu vô cùng bất ngờ khi thấy sao chổi băng sống sót dù bị nhúng vào khí quyển nóng vài triệu độ C trong suốt 1 giờ.
Cảnh tượng Lovejoy lao vào khí quyển mặt trời cách nay hai năm - (Ảnh: NASA)
Nghiên cứu mới đăng trên chuyên san Science đã phân tích hình ảnh của sự kiện ngoạn mục trên và phát hiện được thông tin chưa từng được biết đến về từ trường mặt trời.
Khi Lovejoy bay vào ngôi sao trung tâm của chúng ta, đuôi nó bắt đầu lắc lư thay vì được kéo dài phía sau, cho phép các nhà khoa học lần đầu tiên nhìn thấy cách từ trường mặt trời hoạt động sâu bên trong khí quyển, nơi không một thiết bị nào của con người có thể xâm nhập được.
Từ trường mặt trời gây ra các cơn gió mặt trời và những đợt phun trào vật chất vành nhật hoa, còn gọi là “thời tiết không gian”, có thể làm tổn hại và xáo trộn hoạt động của vệ tinh.
Tiến sĩ Karel Schrijver thuộc Trung tâm Công nghệ hiện đại Lockheed Martin tại California (Mỹ) cho hay, dữ liệu từ sao chổi Lovejoy sẽ cải thiện các mô hình máy tính hiện tại được sử dụng để đo đạc và tiến tới dự đoán thời tiết không gian.
Sao chổi Lovejoy là một trường hợp độc nhất vô nhị vì Đài quan sát hoạt động mặt trời của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vài ngày lại chứng kiến một trường hợp sao chổi “tự tử”, và không đối tượng nào sống sót để rời khỏi khí quyển mặt trời.
Tuy nhiên, dù thoát ra bình yên, sao chổi Lovejoy cũng phân rã hai ngày sau đó, kết thúc những chuỗi ngày lang thang trong không gian.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
