Sao chổi mới phát hiện lộ diện trong nhật thực toàn phần
Các nhà nghiên cứu chụp ảnh một sao chổi mới bay qua rìa ngoài Mặt trời vào đúng dịp nhật thực toàn phần hôm 14/12/2020.
Sao chổi C/2020 X3 xuất hiện như một chấm nhỏ gần Mặt trời. (Ảnh: SOHO).
Ngôi sao chổi được phát hiện lần đầu tiên bởi nhà thiên văn học người Thái Lan Worachate Boonplod qua dữ liệu vệ tinh trong dự án Sungrazer của NASA. Đây là dự án khoa học kêu gọi người dân tìm kiếm và phát hiện sao chổi mới từ ảnh chụp của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Đài quan sát Mặt trời và Nhật quyển (SOHO). Boonplod phát hiện ngôi sao chổi hôm 13/12, một ngày trước hôm diễn ra nhật thực. Nhà thiên văn biết nhật thực sắp diễn ra và dự đoán sao chổi mới có thể xuất hiện ở lớp khí quyển bên ngoài của Mặt trời như một chấm nhỏ trong ảnh chụp sự kiện.
Sao chổi được đặt tên là C/2020 X3 (SOHO) bởi Trung tâm hành tinh nhỏ, là một sao chổi Kreutz. Họ sao chổi này có nguồn gốc từ một sao chổi mẹ lớn bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ cách đây hơn 1.000 năm trước và tiếp tục quay quanh Mặt trời hiện nay. Sao chổi Kreutz thường gặp nhiều nhất trong ảnh chụp của SOHO. Camera của SOHO hoạt động bằng cách mô phỏng nhật thực toàn phần. Một đĩa cứng chắn ánh sáng của Mặt trời, hé lộ những đặc điểm mờ ở rìa ngoài khí quyển và nhiều thiên thể khác như sao chổi. Tính đến nay, 4.108 sao chổi đã được phát hiện qua ảnh chụp của SOHO, trong đó C/2020 X3 là sao chổi Kreutz thứ 3.524 mà các nhà nghiên cứu ghi nhận.
Vào thời gian diễn ra nhật thực toàn phần, ngôi sao chổi di chuyển ở tốc độ khoảng 724.204km, cách bề mặt Mặt trời 4,3 triệu km. Sao chổi này có đường kính khoảng 15m, dài bằng một chiếc xe bán tải. Sau đó, nó phân rã thành các hạt bụi dưới ảnh hưởng từ bức xạ mạnh của Mặt trời, vài giờ trước khi tới điểm gần Mặt trời nhất.

Phát hiện sóng bí ẩn có thể từ ngôi sao gần Mặt trời nhất
Các nhà nghiên cứu thiên văn đang điều tra búp sóng vô tuyến bí ẩn có thể đến từ hướng của Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt trời nhất.

Vệ tinh "nhìn" xuyên thấu công trình được phóng lên không gian
Nhờ công nghệ radar SAR, vệ tinh Capella 2 có khả năng chụp ảnh bên trong một số công trình đơn giản.

Trái đất từng có khí quyển "địa ngục" giống sao Kim
Các nhà nghiên cứu phát hiện Trái Đất từng có nồng độ carbon dioxide cực cao do ảnh hưởng từ đại dương magma, tương tự sao Kim ngày nay.

Tìm thấy sợi khí giữa các thiên hà dài nhất vũ trụ
Những nhà thiên văn học vừa tuyên bố phát hiện ra một sợi khí khổng lồ giữa các thiên hà có chiều dài ít nhất 50 triệu năm ánh sáng - dài nhất từng được tìm thấy.

Ảnh chụp tiểu hành tinh đường kính 30m, mục tiêu tiếp theo của tàu Hayabusa2
Kính viễn vọng Subaru hôm 10/12 chụp ảnh tiểu hành tinh 1998 KY26, mục tiêu tiếp theo của tàu vũ trụ Nhật Bản Hayabusa2.

Hành tinh đôi Đông chí - Sự khác biệt kỳ thú của thiên nhiên chỉ diễn ra 60 năm một lần
Ngay khi khu vực Bắc bán cầu của Trái đất đang thu hẹp lại cùng với đêm dài nhất của năm thì có vẻ như sao Mộc và sao Thổ quyết định sẽ tạo nên 1 màn trình diễn vô cùng ấn tượng.
